Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đặng Thùy Trâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MiG29VN (thảo luận | đóng góp)
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 16:
 
==Cuộc gặp huyền thoại==
Trong loạt bài [[phóng sự]] "Huyền thoại tuyến [[đường mòn Hồ Chí Minh]] trên biển", [[Nhà báo]] [[Nguyễn Thành Luân]] ([[Báo Đại Đoàn Kết]]) thuật lại cuộc gặp gỡ với các nhân chứng lịch sử, trong đó có Thuyền phó con tàu đầu tiên ra miền Bắc - [[Nguyễn Văn Đức]], kể lại về cuộc gặp huyền thoại của các thủy thủ trên con tàu "Không số" vận chuyển [[vũ khí]] đầu tiên ra Bắc với liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trên tuyến đường mòn nổi tiếng này vào năm 1968 mà đến nay ông vẫn còn nhiều ấn tượng tốt đối với Đặng Thùy Trâm.<ref name="daidoanket.vn">[http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1366&chitiet=6150&Style=1 Huyền thoại tuyến “đường"đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”biển"]</ref>
 
==Mối tình của Đặng Thùy Trâm==
Dòng 22:
Trong nhật ký, Đặng Thùy Trâm viết về người mình yêu bằng chữ viết tắt "M". Tên thật của người chiến sĩ này là Khương Thế Hưng. Anh sinh ngày 18 tháng 9 năm 1934 tại thị xã Hội An, Quảng Nam, là con thứ 3 của Nhà thơ lão thành [[Khương Hữu Dụng]], sau [[Khương Thế Xương]] và Khương Băng Tâm. M. là chữ đầu của chữ Mộc. Nguyên Mộc tức Đỗ Mộc, là bút danh của Khương Thế Hưng ở chiến trường<ref>http://baobacgiang.com.vn/270/16073.bgo</ref>.
 
Năm 1966, Đặng Thùy Trâm vào chiến trường. Khương Thế Hưng gặp chị khi trong mình đã có hàng chục vết thương. Trong một lá thư, viết ngày 15 tháng 2 năm 1968, gửi cho bạn là [[Dương Đức Niệm]], Thùy viết về M: ''“Anh"Anh bây giờ sống thật đơn giản, anh không mơ gì hơn là diệt được thật nhiều giặc Mỹ, anh không cần gì cho bản thân, kể cả tình yêu và sự nghiệp. Đối với Thùy, anh thương với tình thương rất đỗi chân thành, anh tôn trọng và cảm phục trước tình yêu thủy chung của Thùy, nhưng chỉ có thế thôi. Con tim anh không còn những rung cảm sâu xa, những vần thơ thắm đượm tình yêu, những lời ca bay bổng ước mơ nữa rồi"''.
 
Anh rất cảm phục trước tình yêu chung thủy của Thùy nhưng trái tim anh đau đớn khi thấy miền Nam đau thương, khi đồng đội của anh từng ngày, từng giờ đã và đang ngã xuống để giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong một lá thư gửi cho em gái, anh Hưng viết:
Dòng 30:
 
Năm 1970, khi Thùy Trâm hi sinh, anh Hưng cũng bị thương nặng phải chuyển ra Bắc. Dòng nhật ký được viết sau ngày anh Hưng biết tin Đặng Thùy Trâm hi sinh<ref>http://binhphuoc.org/tin-trong-nuoc/cong-bo-buc-thu-dang-thuy-tram-gui-nguoi-yeu-em-chet-di-bien-thanh-ngon-gio....html</ref>:
:''“Em"Em dịu dàng là vậy, chưa biết nói nặng ai câu nào. Em dũng cảm là vậy. Giặc đốt hầm bí mật vẫn bình tĩnh cứu chữa thương binh. Cuỡi hon đa phóng qua trước rào lính địch để cấp cứu ca thương binh nặng. B-52 trên đầu. Quân đánh bộ bên cạnh vẫn bình tĩnh băng bó thương binh, dìu đi khỏi vòng vây.
:''Bà con thương yêu đùm bọc em. Các mẹ gọi em là Con gái. Các em gọi em là Chị. Cánh lính trẻ gọi em là Sao Vệ nữ. Các nhà thơ gọi em là người của làng thơ họ. Các nhà văn cãi lại bảo em là người của họ gửi nhờ Sê Khốp dạy nuôi. Vậy mà em ngã xuống. Và em cũng không nhận ra anh! Em chết đi biến thành ngọn gió lượn trên đầu anh. Trên đời anh. Thành tiếng gọi đằng trước để anh đi tới… Anh đã nghĩ, đó là tình yêu của người lính!..."''.
 
Anh Khương Thế Hưng mất ngày 13 tháng 11 năm 1999, sau nhiều năm dài vật lộn với thương tật và bệnh tật do di chứng chiến tranh, thọ 65 tuổi.<ref>http://119.15.167.94/qdndsite/vi-VN/61/43/phong-su/hai-nguoi-linh-con-gia-khuong/29592.html</ref>