Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính quyền liên bang Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 7:
[[Tập tin:Seal of the United States Congress.svg|nhỏ|phải|200px|Huy hiệu Quốc hội Hoa Kỳ]]
 
[[Quốc hội Hoa Kỳ]] là nhánh lập pháp của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Theo chế độ lưỡng viện, Quốc hội gồm có [[Viện Dân biểu]] (Hạ viện), và [[Thượng viện]]. Viện Dân biểu có 435 thành viên, đại diện cho các hạt bầu cử với nhiệm kỳ hai năm, phân bổ theo tỷ lệ dân số; ngược lại, mỗi tiểu bang có hai đại biểu tại Thượng viện mà không tính đến dân số. Có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ (đại diện cho 50 tiểu bang), phục vụ trong nhiệm kỳ sáu năm (một phần ba Thượng viện được bầu lại mỗi hai năm). Mỗi viện đều có quyền lực riêng biệt - Thượng viện có nhiệm vụ “cố"cố vấn và phê chuẩn”chuẩn" các bổ nhiệm của tổng thống, trong khi Hạ viện có trách nhiệm đệ trình các dự luật nâng cao thu nhập quốc gia. Tuy nhiên, cần có sự đồng thuận của cả hai viện để có thể thông qua các dự luật. Quyền lực của quốc hội được qui định trong những điều khoản của Hiến pháp; tất cả quyền còn lại dành cho các tiểu bang và nhân dân. Trong hiến pháp có “điều"điều khoản cần thiết và thích đáng”đáng" cho phép quốc hội “làm"làm tất cả luật cần thiết và thích đáng để bảo đảm sự vận hành của quyền lực hiện hành."
 
Thành viên Viện Dân biểu và Thượng viện được tuyển chọn theo thể thức một hạt bầu cử chọn một người là người có số phiếu cao nhất (''first-past-the-post voting''), ngoại trừ hai tiểu bang [[Louisiana]] và [[Washington (tiểu bang)|Washington]] theo thể thức bầu cử hai vòng (''runoffs'') – vòng đầu chọn hai người có số phiếu cao nhất để vào tiếp vòng sau.
Dòng 30:
[[Tập tin:Seal Of The President Of The Unites States Of America.svg|nhỏ|phải|200px|Huy hiệu Tổng thống Hoa Kỳ]]
 
Nhánh Hành pháp gồm có [[Tổng thống Hoa Kỳ]] và các viên chức được tổng thống uỷ nhiệm. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ và là tổng tư lệnh quân lực, cũng là nhà ngoại giao trưởng. Tổng thống, theo Hiến pháp, có trách nhiệm “đôn"đôn đốc việc tuân thủ luật pháp”pháp". Để thực thi chức trách này, tổng thống điều hành ngành hành pháp của Chính phủ liên bang, một guồng máy khổng lồ với khoảng 4 triệu nhân viên, kể cả 1 triệu binh sĩ đang phục vụ trong [[quân đội]]. Tổng thống còn có quyền lực đáng kể trong các lĩnh vực tư pháp và lập pháp. Bên trong nhánh hành pháp, tổng thống được Hiến pháp dành cho nhiều quyền lực để điều hành công việc quốc gia cũng như bộ máy Chính phủ liên bang, cũng có quyền ban hành sắc lệnh về các sự vụ quốc nội.
 
Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật đã được Quốc hội thông qua. Tổng thống có thể bị [[luận tội tại Hoa Kỳ|luận tội]] bởi đa số dân biểu ở Hạ viện và bị dời bỏ khỏi chức vụ bởi đa số hai phần ba tại Thượng viện vì những cáo buộc như “phản"phản quốc, hối lộ hoặc những trọng tội và hành vi bất chính khác”khác". Tổng thống không thể giải tán quốc hội hoặc tổ chức các cuộc bầu cử đặc biệt, nhưng có quyền ân xá những người bị buộc tội theo luật liên bang, ban hành sắc lệnh hành pháp và bổ nhiệm (với sự chuẩn thuận của Thượng viện) thẩm phán Tối cao Pháp viện và thẩm phán liên bang.
 
[[Phó Tổng thóng Hoa Kỳ|Phó Tổng thống]] là viên chức hành pháp đứng hàng thứ nhì trong chính quyền. Là nhân vật số một theo thứ tự kế nhiệm tổng thống, Phó Tổng thống sẽ đảm nhiệm chức vụ tổng thống trong trường hợp tổng thống qua đời, từ nhiệm hoặc bị bãi nhiệm. Cho đến nay đã có chín trường hợp phó tổng thống thay thế tổng thống theo thể thức kế nhiệm. Chức trách hiến định của phó tổng thống là phục vụ trong cương vị [[Phó Tổng thống Hoa Kỳ|Chủ tịch Thượng viện]] với quyền biểu quyết hầu phá thế bế tắc khi số phiếu của các thượng nghị sĩ rơi vào vị trí cân bằng, nhưng theo dòng thời gian phó tổng thống dần trở thành cố vấn chính cho tổng thống.
Dòng 43:
 
=== Nội các, Bộ ngành và các Cơ quan ===
Chức trách điều hành thực thi luật pháp liên bang được đặt vào tay các bộ ngành hành pháp liên bang, được thiết lập bởi Quốc hội nhằm giải quyết các sự vụ quốc nội và quốc tế. Các bộ trưởng của 15 bộ khác nhau, được chọn bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện, cấu thành một hội đồng cố vấn cho tổng thống gọi là “Nội"Nội các”các". Ngoài ra, còn có một số tổ chức được xếp vào nhóm Văn phòng Hành pháp của Tổng thống gồm có ban nhân viên [[Nhà Trắng|Toà Bạch Ốc]], Văn phòng [[Đại diện Thương mại Hoa Kỳ]], Văn phòng Chính sách Kiểm soát Ma tuý Quốc gia và Văn phòng Chính sách Khoa học Kỹ thuật. Cũng có các cơ quan độc lập khác như [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|Cơ quan Tình báo Quốc gia]], [[Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm]], và [[Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ|Cơ quan Bảo vệ Môi trường]]. Ngoài ra, còn có các tập đoàn quốc doanh như Amtrak.
 
== Tư pháp ==
Dòng 56:
Theo cách này, Quốc hội khoá đầu tiên đã phân chia quốc gia thành nhiều quận tư pháp và thiết lập các toà án liên bang cấp quận. Từ đó hình thành cấu trúc hiện nay với Toà tối cao, 13 toà kháng án, 94 toà án quận và 2 toà án đặc biệt. Cho đến nay quốc hội vẫn giữ cho mình quyền thiết lập và huỷ bỏ các toà án liên bang, cũng như quyền quyết định số lượng thẩm phán trong hệ thống tư pháp liên bang. Dù vậy, Quốc hội không có quyền hủy bỏ Tối cao Pháp viện.
 
Hiện có ba cấp toà án liên bang với quyền xét xử các vụ án hình sự và dân sự giữa các cá nhân. Những toà khác như toà phá sản hoặc toà thuế vụ, là những toà án được thiết lập để gải quyết những vụ án thuộc một vài lãnh vực đặc biệt. Toà phá sản trực thuộc toà án quận nhưng không được xếp vào toà “Điều"Điều III”III" vì thẩm phán toà này không được bổ nhiệm trọn đời. Tương tự, toà án thuế vụ cũng không thuộc hệ thống toà án “Điều"Điều III”III".
 
Toà án liên bang cấp quận là nơi các vụ án được đem ra xét xử và phán quyết. Toà kháng án là nơi xử lại các vụ án đã được quyết định ở toà án quận, một số vụ kháng án này là do các cơ quan hành chánh. [[Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ]] xem xét các vụ kháng án từ toà kháng án và từ toà tối cao tiểu bang (liên quan đến các vấn đề hiến pháp), cũng như tổ chức xét xử một số vụ việc khác.
Dòng 62:
Quyền tài phán liên bang có hiệu lực trên các vụ án dưới thẩm quyền Hiến pháp, các đạo luật của Quốc hội, hiệp ước của quốc gia, những vụ án liên quan đến các đại sứ, bộ trưởng và lãnh sự của nước ngoài tại Hoa Kỳ; những tranh tụng trong đó Chính phủ Hoa Kỳ là một bên; những tranh tụng giữa các tiểu bang (hoặc công dân tiểu bang) và nước ngoài (hoặc công dân nước ngoài); và những vụ án phá sản. Tu chính án thứ mười một dời bỏ khỏi quyền tài phán liên bang những vụ án, trong đó công dân của một tiểu bang là nguyên đơn và chính quyền của một tiểu bang khác là bị đơn. Cũng không thuộc quyền tài phán liên bang là những vụ án trong đó chính quyền một tiểu bang là nguyên đơn và công dân một tiểu bang khác là bị cáo.
 
Hiến pháp bảo đảm tính độc lập của nhánh tư pháp bằng cách qui định các thẩm phán liên bang được duy trì chức vụ “miễn"miễn là đạo đức tốt”tốt". Điều này có nghĩa là các thẩm phán phục vụ cho đến khi qua đời, về hưu hoặc từ nhiệm. [[Thẩm phán]] phạm tội khi đương chức sẽ bị luận tội theo thể thức áp dụng cho tổng thống hoặc các viên chức Chính phủ liên bang. Thẩm phán liên bang được bổ nhiệm bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện. Một điều khoản khác của Hiến pháp ngăn cấm Quốc hội cắt giảm lương thẩm phán - Quốc hội có thể làm luật để ấn định mức lương thấp hơn cho các thẩm phán tương lai nhưng không thể cắt giảm lương các thẩm phán đương nhiệm.
 
== Bầu cử ==
Dòng 76:
Chính quyền tiểu bang là định chế có ảnh hưởng lớn nhất trên đời sống thường nhật của người dân Mỹ. Mỗi tiểu bang đều có hiến pháp, chính quyền và luật lệ riêng. Đôi khi có những khác biệt lớn trong luật và thủ tục hành chính giữa các tiểu bang liên quan đến những vấn đề như quyền sở hữu, tội phạm, y tế và giáo dục. Chức danh dân cử đứng đầu tiểu bang là Thống đốc. Mỗi tiểu bang đều có một viện lập pháp (theo thể chế lưỡng viện ngoại trừ tiểu bang [[Nebraska]] chỉ có một viện), và hệ thống tòa án riêng. Tại một số tiểu bang, thẩm phán tòa tối cao và các tòa dưới được bầu chọn bởi người dân, trong khi ở những bang khác, các thẩm phán được bổ nhiệm theo thể thức áp dụng cho liên bang.
 
Sau phán quyết của Tối cao Pháp viện về vụ án ''Worcester chống Georgia'', các bộ tộc người da đỏ được xem là “các"các dân tộc độc lập bên trong một quốc gia”gia" được hưởng quyền tự trị dưới thẩm quyền liên bang, nhưng không hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của tiểu bang. Hàng trăm luật lệ, sắc lệnh hành pháp và vụ án đã làm thay đổi vị trí của các bộ tộc đối với chính quyền tiểu bang, nhưng vẫn giữ hai bên tách biệt nhau. Khả năng điều hành chính quyền của các bộ tộc là khác nhau, từ một hội đồng gọn nhẹ quản lý tất cả sự vụ của bộ tộc cho đến một bộ máy hành chính cồng kềnh và phức tạp với các ban ngành khác nhau. Các bộ tộc có quyền tự thành lập chính quyền với thẩm quyền đặt vào tay các hội đồng bộ tộc, chủ tịch hội đồng được dân bầu, hoặc những thủ lĩnh tôn giáo. Quyền công dân (và quyền bầu cử) thường được giới hạn chặt chẽ trong vòng những người có nguồn gốc da đỏ.
 
Những thiết chế chịu trách nhiệm điều hành chính quyền địa phương như thị trấn, thành phố hoặc quận, được quyền ban hành luật trong một số lĩnh vực như giao thông, giấy phép bán rượu và chăn giữ súc vật. Chức vụ dân cử cao cấp nhất của thị trấn hoặc thành phố thường là thị trưởng. Ở vùng [[New England|Tân Anh]], các thị trấn được điều hành theo thể thức dân chủ trực tiếp trong khi ở một vài tiểu bang như [[Rhode Island|Đảo Rhode]] và [[Connecticut]], chính quyền cấp quận không có hoặc có rất ít quyền lực, chỉ hiện hữu như một sự phân định địa giới. Tại các tiểu bang khác, chính quyền quận được ban cho nhiều thẩm quyền hơn như quyền thu thuế và duy trì các cơ quan thi hành pháp luật.