Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận chiến Đại Tây Dương (1939–1945)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 83:
Tháng 5 năm 1940 Winston Churchill nhậm chức thủ tướng Anh. Ông viết thư cầu viện [[tổng thống Hoa Kỳ]] [[Franklin D. Roosevelt|Franklin Roosevelt]] xin 50 chiếc [[tàu khu trục|khu trục hạm]] phế thải của Mỹ. Hoa Kỳ cho mượn (trên thực tế là bán) 50 chiếc chiến thuyền với điều kiện Anh phải cho Hoa Kỳ thuê trong 99 năm các căn cứ tại [[Newfoundland]], [[Bermuda]] và [[Vùng Caribe|West Indies]]. Giao kèo bán thuyền này rất có lợi cho Mỹ. Dân Mỹ lúc này không muốn Hoa Kỳ tham gia [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến II]], ngay cả các cố vấn chính phủ còn cho rằng Anh sẽ thua Đức. Đến tháng 9 các khu trục hạm phế thải này bắt đầu được tu sửa và gắn thêm dụng cụ rà lòng biển [[sonar]]. Nhiều tháng sau đó, các chiến thuyền này mới đủ sức ra trận.
[[Tập tin:Torpedoed merchant ship.jpg|nhỏ|Một tàu hàng bị trúng ngư lôi của U-boot.]]
Trong lúc hải quân Anh lâm vào thế khó khăn, hải quân Đức trải qua ''thời kỳ sung sướng'' ([[tiếng Đức]]:"Die Glückliche Zeit").<ref>{{chú thích web |last=Purnell |first=Tom |authorlink= |title=The “Happy"Happy Time”Time" |work=‘’Canonesa’’, Convoy HX72 & U-100 |publisher= |date=2003-04-11 |url=http://homepage.ntlworld.com/annemariepurnell/can3.html |doi= |accessdate=2007-09-01}}</ref> Các thuyền trưởng của tàu ngầm U-boot được vinh danh anh hùng chiến đấu, thay phiên nhau lập chiến công bắn phá tàu bè của Đồng Minh. Từ tháng 6 đến tháng 10 1940, có tất cả 270 tàu lớn nhỏ của Đồng Minh bị bắn chìm.
 
Để phát hiện các đoàn tàu buôn có hộ tống của Anh trên biển rộng, hải quân Đức phải dùng máy bay trinh sát tầm xa [[Focke-Wulf Fw 200]], bay từ [[Bordeaux]] (Pháp) và [[Stavanger]] (Na Uy). Tuy nhiên vì có nhiều xích mích giữa hải và không quân Đức, các thuyền trưởng U-boot thường phải tự săn tìm mục tiêu.