Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Asuka”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tham khảo: replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 7:
 
== Tên gọi ==
Thuật ngữ “thời"thời kỳ Asuka”Asuka" đầu tiên được sử dụng để mô tả một giai đoạn trong lịch sử nghệ thuật và kiến trúc [[Nhật Bản]]. Nó được sử dụng lần đầu bởi các học giả nghiên cứu lịch sử nghệ thuật [[Sekino Tadasu]] và [[Okakura Kakuzo]] vào khoảng năm [[1900]]. Sekino xem thời Asuka kết thúc cùng với [[cải cách Taika]] vào năm [[646]] trong khi Okakura xem thời kỳ này kết thúc với việc dời đô sang điện [[Heijo]] ở [[Nara]]. Mặc dù các sử gia thường sử dụng mốc thời gian của Okakura, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật và kiến trúc ưa thích cách phân loại của Sekino hơn, và sử dụng thuật ngữ "[[thời kỳ Hakuho]]" để chỉ giai đoạn sau cải cách Taika.
 
== Quốc gia Yamato ==
Dòng 33:
Nhiều phái đoàn Nhật Bản bao gồm các triều thần, những nhà sư và các du học sinh đã được cử đến Trung Quốc trong [[thế kỷ 7]]. Một số ở lại đó hàng 20 năm và rất nhiều người trở về Nhật Bản sau đó trở thành những nhà cải cách tầm cỡ. Việc cử các học giả sang học hỏi hệ thống chính trị Trung Quốc cho thấy sự thay đổi quan trọng so với [[thời kỳ Kofun]], vào lúc năm quốc gia [[Oa quốc]] chỉ cử các phái đoàn sang để cầu phong.
 
Thánh Đức thậm chí còn làm triều đình Trung Quốc nổi giận khi ông tìm kiếm sự bình đẳng với các hoàng đế Trung Hoa qua những lá thư chính thức mà ông xưng hô là “Thiên"Thiên tử của đất nước mặt trời mọc gửi Thiên tử của đất nước mặt trời lặn”lặn".
 
Một số học giả Nhật Bản cho rằng sự can đảm đó của Thánh Đức đã đặt ra một tiền lệ quan trọng khi Nhật Bản từ đó về sau không bao giờ chấp nhận địa vị chư hầu trong quan hệ với Trung Quốc nữa, trừ thời điểm sau này [[Ashikaga Yoshimitsu]] đã chấp nhận mối quan hệ như vậy trong [[thế kỷ 15]]. Kết quả là Nhật Bản trong thời kỳ này không hề phải cầu phong Trung Quốc dù họ vẫn phải nộp cống. Xét theo quan điểm của Trung Quốc thời kỳ đó, Nhật Bản đã là một nước phiên thuộc từ các thế kỷ trước khi các vị vua cai trị Nhật Bản đều cầu phong của Trung Quốc. Mặt khác, Nhật Bản dần lơ là các quan hệ chính trị với Trung Quốc và thay vào đó bằng những liên hệ thuần túy về văn hóa và học thuật.
Dòng 42:
Khoảng 20 năm sau khi [[Thánh Đức Thái tử]], [[Soga no Umako]] và Nữ hoàng [[Suiko]] lần lượt qua đời, những cuộc vận động tranh giành quyền lực trong triều đình đã dẫn đến một cuộc lật đổ sự kiểm soát của dòng họ [[Soga]] vào năm [[645]]. Cuộc lật đổ do Hoàng tử [[Naka no Oe]] và [[Nakatomi no Kamatari]] cầm đầu giành lại quyền kiểm soát triều chính từ tay gia đình Soga và mở đầu cho cuộc [[cải cách Taika]] (Taika no Kaishin).
 
Giai đoạn từ 645 đến [[649]] trong [[lịch sử Nhật Bản|lịch sử Nhật]] Bản do đó còn được gọi là thời kỳ Taika, có nghĩa là “Đại"Đại hóa”hóa" (Sự thay đổi lớn). Sự kiện dẫn đến cuộc cải cách Taika được gọi là [[sự biến năm Ất Tỵ]], cuộc đảo chính năm 645.
 
Mặc dù không tạo ra một định chế pháp luật, cải cách Taika, thông qua nhiều cải biến quan trọng, đã đặt nền tảng cho bộ luật ritsuryo là một hệ thống các cơ chế vận hành xã hội, bộ máy hành chính và tài chính của [[Nhật Bản]] từ [[thế kỷ 7]] đến [[thế kỷ 10]]. Ritsu là bộ hình luật, còn ryo là bộ luật hành chính. Kết hợp lại, chúng tạo thành một bộ luật hoàn chỉnh dựa bao gồm những điều khoản riêng rẽ đã được thừa nhận từ thời cải cách Taika.