Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ganymede (vệ tinh)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: no:Ganymedes (måne) là một bài viết chọn lọc
n →‎Khí quyển và tầng điện ly: clean up, General fixes using AWB
Dòng 144:
Năm 1972, nhóm các nhà thiên văn học đến từ [[Anh]], [[Hoa Kỳ|Mỹ]] và [[Ấn Độ]] làm việc tại đài thiên văn Bosscha ([[Indonesia]]) thông báo họ đã phát hiện thấy khí quyển của Ganymede. Những quan sát về lớp khí quyển này được thực hiện khi Ganymede cùng với Jupiter che lấp một ngôi sao<ref name=Carlson1973>{{chú thích tạp chí|last=Carlson|first=R.W.|coauthors=Bhattacharyya, J.C.; Smith, B.A. et.al.|title=Atmosphere of Ganymede from its occultation of SAO 186800 on 7 tháng 6 năm 1972|journal=Science|year=1973|volume=53|pages=182|url=http://adsabs.harvard.edu/abs/197Sci...182...53C}}</ref> (tương tự như hiện tượng [[nhật thực]]). Từ đó họ đã tính ra áp suất khí quyển của Ganymede là khoảng 1 μBar<ref name=Carlson1973/> (0,1 Pa). Tuy nhiên năm 1979, những quan sát của tàu Voyager 1 thực hiện khi Ganymede che khuất 1 ngôi sao khác ([[κ Centauri]]) đã cho thấy một kết quả ngược lại<ref name=Broadfoot1981>{{chú thích tạp chí|last=Broadfoot|first=A.L.|coauthors=Sandel, B.R.; Shemansky, D.E. et.al.|title=Overview of the Voyager Ultraviolet Spectrometry Results through Jupiter Encounter|journal=Science|year=1981|volume=86|pages=8259–8284| url=http://www-personal.umich.edu/~atreya/Articles/1981_Overview_Voyager.pdf|format=pdf}}</ref>. Bằng việc quan sát hiện tượng che lấp sử dụng [[phổ học|quang phổ]] gần quang phổ [[tử ngoại|tia cực tím]], có bước sóng ngắn (< 200&nbsp;nm) nhạy hơn trong việc xác định sự tồn tại của các chất khí so với bước sóng ánh sáng thường, tàu Voyager dã phủ nhận sự tồn tại khí quyển trên bề mặt Ganymede. Mật độ khí gần bề mặt của Ganymede là nhỏ hơn 1,5 × 10<sup>9</sup> cm<sup>−3</sup>, tương ứng với áp suất khí tại bề mặt của vệ tinh là khoảng 2,5 × 10<sup>−5</sup> μBar<ref name=Broadfoot1981/>. Sự chênh lệch rất lớn (4 × 10<sup>4</sup> lần) trong các kết quả quan trắc giữa năm 1972 và năm 1979 cho thấy những tính toán vào năm 1972 có thể đã quá lạc quan về sự tồn tại khí quyển trên Ganymede<ref name=Broadfoot1981/>.
 
Mặc dù vậy, các quan trắc từ [[kính thiên văn vũ trụ Hubble]] (Hubble Space Telescope, ''HST'') năm 1995 đã chỉ ra sự tồn tại, mặc dù không đáng kể, của một lớp khí quyển cấu thành từ oxy, tương tự như khí quyển của [[Europa (vệ tinh)|Europa]]<ref name=Hall1998/><ref name=JPLAtmosphere>{{chú thích web |url=http://www2.jpl.nasa.gov/galileo/hst7.html|title=Hubble Finds Thin Oxygen Atmosphere on Ganymede |accessdate=2008-01-15 |work=Jet Propulsion Laboratory|publisher=NASA|month=October|year=1996}}</ref>. HST đã phát hiện thấy có sự phát quang của oxy nguyên tử tại các bước sóng ngắn 130,4&nbsp;nm and 135,6&nbsp;nm. Đó có thể là kết quả của việc các phân tử oxy bị bắn phá bởi các luồng [[electron]] từ vũ trụ<ref name=Hall1998/>. Từ đó ta có thể kết luận về sự tồn tại một lớp khí quyển rất mỏng cấu thành từ các phân tử O<sub>2</sub>. Mật độ khí thực tế trên bề mặt vệ tinh nằm trong khoảng 1,2–7 × 10<sup>8</sup> cm<sup>−3</sup>, tương ứng với áp suất khí bề mặt từ 0,2–1,2 × 10<sup>−5</sup> μBar<ref name=Hall1998>{{chú thích tạp chí|last=Hall|first=D.T.|coauthors=Feldman, P.D.; McGrath, M.A. et.al.|title=The Far-Ultraviolet Oxygen Airglow of Europa and Ganymede|journal=The Astrophysical Journal|year=1998|volume=499|pages=475–481| doi=10.1086/305604| url=http://adsabs.harvard.edu/abs/1998ApJ...499..475H}}</ref>{{Ref_label|I|i|none}}. Những số liệu này tương đối phù hợp với những số liệu thu được bởi tàu Voyager vào năm 1981. Khí quyển mỏng này rõ ràng không phải là kết quả của sự sống trên Ganymede, đó đơn thuần chỉ là sản phẩm của việc băng nước trên bề mặt của vệ tinh bị bắn phá phân tách thành oxy và [[hiđrô|hydro]]. Trong khi hydro quá nhẹ và thất thoát ra ngoài vũ trụ<ref name=JPLAtmosphere/>, một phần oxy vẫn bị giữ lại hình thành nên một lớp oxy mỏng bao quanh Ganymede. Hiện tượng phát quang trong khí quyển của Ganymede không xảy ra đồng nhất trên một phần bề mặt của vệ tinh như trên Europa. HST chỉ phát hiện thấy 2 đốm sáng xuất hiện tại mỗi bán cầu nam và bắc của Ganymede, ở vĩ độ ± 50°. Đây là ranh giới giữa những đường sức đóng và mở của từ trường trong từ quyển của vệ tinh<ref name=Feldman2000/>. Những đốm sáng này có thể tương tự như hiện tượng cực quanh trên Trái Đất, khi lớp không khí bị bắn phá bởi cơn mưa plasma dọc theo đường mở của các đường sức từ trường<ref name=Johnson1997>{{chú thích tạp chí |last=Johnson |first=R.E.|year=1997|title=Polar “Caps”"Caps" on Ganymede and Io Revisited|journal=Icarus| volume=128|issue=2|pages=469–471|url=http://adsabs.harvard.edu/abs/1997Icar..128..469J| doi=10.1006/icar.1997.5746}}</ref>.
 
[[Tập tin:Map of temparatureof ganymede.jpg|nhỏ|Bản đồ phân bố nhiệt trên bề mặt Ganymede (ở đây màu không đúng như trong thực tế)]]