Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại biểu (Quốc hội Hoa Kỳ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
 
Đại biểu chỉ phục vụ đặc biệt trong Hạ viện Hoa Kỳ nhưng không có đại biểu nào trong [[Thượng viện Hoa Kỳ]] bởi vì chỉ có vùng đất nào là tiểu bang của Hoa Kỳ thì mới có đại diện tại Thượng viện Hoa Kỳ. Các đại biểu không quyền biểu quyết và [[Ủy viên Cư dân của Puerto Rico]] phải chịu những hạn chế về việc nắm giữ chức vụ văn phòng, thí dụ, họ không thể nắm giữ một chức vụ liên bang khác trong cùng một lúc. Họ nhận lương bổng và những ưu tiên khác tương tự như một thành viên toàn phần (hạ nghị sĩ hay dân biểu) của Hạ viện.<ref>[http://www.law.cornell.edu/uscode/48/891.html § 891. Resident Commissioner; election]</ref> Họ chỉ được đài thọ giới hạn 4 lượt đi máy bay hai chiều mỗi năm.<ref>[http://www.law.cornell.edu/uscode/48/1715.html § 1715. Operation of Office; House privileges; compensation, allowances, and benefits; privileges and immunities; voting in committee]</ref>
 
== Lịch sử ==
Năm 1993, Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ 103 chấp thuận thay đổi luật cho phép 4 đại biểu và 1 ủy viên cư dân biểu quyết tại Hạ viện Hoa Kỳ, nhưng chỉ giới hạn trong Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ (''Comittee of the Whole''). Tuy nhiên, nếu một dự luật nào đó được thông qua hay bị đánh bại trong Ủy ban Hạ viện Hoa kỳ bởi 1 lá phiếu của một đại biểu thì lần biểu quyết thứ hai sẽ được thực hiện mà không có các đại biểu tham dự. Nói cách khác, các đại biểu được phép bỏ phiếu chỉ khi nào lá phiếu của họ không có tác dụng vào kết quả chung cuộc đối với 1 dự luật. Sự thay đổi này đã bị [[Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ|Đảng Cộng hòa]] phản đối vì tất cả 5 đại biểu hoặc là người Đảng Dân chủ hoặc là đồng minh với Đảng Dân chủ vào lúc đó). Năm 1995, sự thay đổi này đã bị Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ 104 đảo ngược, tước bỏ quyền biểu quyết, thậm chí là quyền biểu quyết không có tính quyết định của các đại biểu. Lần này thì Đảng Dân chủ phản đối vì họ mất đi 5 đại biểu thuộc Đảng Dân chủ hay đồng minh với Đảng Dân chủ. Tháng 1 năm 2007, các đảng viên Dân chủ trong Hạ viện Hoa Kỳ đề nghị tái sinh lại luật cho phép các đại biểu quyền biểu quyết như năm 1993-1995.<ref>[http://www.infozine.com/news/stories/op/storiesView/sid/20452 infozine.com]</ref> Hạ viện chấp thuận lời đề nghị này bằng tỉ lệ phiếu thuận chống là 226–191.
 
Hiện tại luật không chỉ cho phép các đại biểu biểu quyết tại các ủy ban hiện thời của Hạ viện Hoa Kỳ mà còn trong các ủy ban quốc hội có quyền lực (xem Luật Hạ viện III, 3[b]). Các ủy ban quốc hội gồm có cả đại diện của Thượng và Hạ viện Hoa Kỳ.
 
==Tham khảo==