Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sét kết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
Sét kết hay '''argillit''' (acgilit), từ [[tiếng Hy Lạp]]: árgillos nghĩa là [đất] sét; líthos nghĩa là đá, là [[đá trầm tích]] hạt mịn, bao gồm chủ yếu là các hạt [[đất sét|sét]] đã chai cứng. Các dạng argillit về cơ bản là [[bùn]] hay [[bùn cửa biển]] bị [[hóa đá]]. Chúng chứa các lượng hạt với kích thước cỡ [[đất bùn]] khác nhau. Nó có thể coi là dạng trung gian giữa sét còn nặn được với đá phiến sét đã phân thành phiến mỏng. Khác với sét, sét kết có độ cứng cao hơn và không có khả năng thấm nước.
 
Theo thành phần hóa học và khoáng vật học, argillit rất giống với đất sét, nhưng khác ở chỗ có độ cứng lớn hơn và không có khả năng bị mềm nhũn ra trong nước. Hợp thành về cơ bản từ các [[khoáng vật sét]] kiểu [[mica nước]] (thủy mica), [[montmorillonit]] và [[clorit (khoáng vật)|clorit]] với hỗn hợp các hạt [[thạch anh]], [[mi ca]], [[fenspat]]. Tương tự như [[đất sét]], argillit tạo thành hoặc là các vỉa đồ sộ, hoặc là các biến thể nhiều thớ mỏng. Argillit - một dạng [[đá trầm tích]] điển hình, đặc trưng cho các khu vực uốn nếp địa máng cũng như cho các tầng trầm tích bị nhấn chìm sâu của các nền đá.
 
Các loại argillit biến dần thành [[đá phiến sét]] khi quá trình hình thành các lớp có khả năng tách bóc được, đặc trưng cho đá phiến sét, được hình thành và phát triển. Tên gọi khác cho các dạng argillit hóa đá kém hơn là ''[[đá bùn]]'' (nê nham). Các loại đá này, mặc dù biến thiên về thành phần hợp thành, nhưng thông thường có hàm lượng [[nhôm]] và [[silica]] (điôxít silic) khá cao với các [[cation]] [[kim loại kiềm|kiềm]] và [[kim loại kiềm thổ|kiềm thổ]] biến thiên. Thuật ngữ ''[[pelit]]'' thông thường được áp dụng cho các loại [[đá (địa chất)|đá]] và [[trầm tích]] này. Sự [[biến chất]] của argillit tạo ra [[đá bản]], [[đá thiên mai]] (phyllit), và [[đá phiến]] pelit.