Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận chiến Đại Tây Dương (1939–1945)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: Anh Quốc → nước Anh (5) using AWB
Dòng 43:
 
== Mục tiêu chiến lược ==
Nước Anh Quốc là một đảo đế quốc đảo phụ thuộc nhiều vào tài nguyên từ thuộc địa bên ngoài. Để tiếp tục chiến đấu chống Đức, mỗi tuần Anh cần một triệu tấn nguyên vật liệu. Trận đánh trên Đại Tây Dương thật ra đơn giản chỉ vì Anh cần tiếp vận và Đức ra sức đánh chìm tàu bè để cắt tiếp vận này.
 
Từ năm 1942, Đức dự đoán Đồng Minh sẽ từ bờ biển Anh đổ bộ vào Pháp nên cố gắng đánh phá các tàu tiếp vận không cho Anh củng cố lực lượng. Quân Đồng Minh thì cho rằng muốn đạt được mục tiêu tấn công vào xứ Đức, trước tiên phải đánh gục hải quân Đức.
Dòng 69:
[[Tập tin:Karl Dönitz.jpg|nhỏ|phải|upright|Đô đốc [[Karl Dönitz]], chỉ huy lực lượng U-boot (''BdU''), 1935-1943; Tổng tư lệnh chỉ huy hải quân Đức, 1943-1945.]]
 
Ngày [[1 tháng 9]] 1939, trong lúc lục quân Đức mở cuộc tấn công Ba Lan, đô đốc [[Karl Dönitz]] đệ trình dự án hải quân lên cấp trên là [[Erich Raeder]] - ông cho rằng 300 chiếc U-Boat hạng tốt ([[U-boot VIII]]) sẽ đủ sức hạ gục Anhnước QuốcAnh bằng cách tiêu hủy hệ thống thương mại đường biển của xứ này.<ref>Karl Dönitz: ''Gedanken über den Aufbau der U-Bootswaffe, 1 tháng 9 1939''. (Bundesarchive-Militärarchiv, Freiburg, Germany, Case 378, PG 32419a. Seekrieg 1939), cit. Holger H. Herwig, ''Germany and the Battle of the Atlantic'', Chương 4, trang 74 of Roger Chikering, Stig Förster and Bernd Greiner (Eds.): ''A World at Total War: Global Conflict and the Politics of Destruction, 1937-1945'' (NXB Đại học Cambridge, Anh Quốc, tháng 12 2004, ISBN 0-521-83432-5)</ref> Dönitz đề xuất chiến thuật ''bầy sói'' (''Rudeltaktik'') với một toán nhỏ U-Boat tấn công ồ ạt nhưng nhanh gọn vào các chiến thuyền Đồng Minh. Trong khi các chiến thuyền chậm chạp loay hoay truy đuổi một hai chiếc, những tàu ngầm còn lại sẽ lặn vào phá hủy các tàu buôn không còn được hộ tống. Đây là một chiến thuật tàu ngầm hoàn toàn mới. Trước đó, tàu ngầm thường được sử dụng để nằm đơn độc chờ phục kích tàu bè qua lại bên ngoài hải phận của đối phương. Đa số các sĩ quan hải quân lúc bấy giờ vẫn thường khinh bỉ tàu ngầm là "thiếu phong cách chiến tranh" - so với những chiếc chiến thuyền đồ sộ hùng vĩ trong hạm đội. Erich Raeder cũng có suy nghĩ thiển cận như thế nên chỉ xin chính phủ Hitler cung cấp tài khoản cho thiết kế những tàu chiến lớn.
 
Hải quân Hoàng gia Anh trong thời kỳ này chống tàu ngầm bằng ghe tuần tiểu, dùng ống nghe dưới nước, súng nhỏ và thủy lội tự nổ khi thả xuống tới độ sâu định sẵn. Trong thời kỳ năm 1920 - 1930, hải quân Anh không chú trọng phát triển chiến thuật chống tàu ngầm vì chiến tranh tàu ngầm bị [[Hòa ước Versailles|Hiệp định Versailles]] cấm. Sĩ quan hải quân xem việc chống tàu ngầm tương đương như các công tác đơn thuần như rà thủy lội và mìn. Khu trục hạm có thể thả thùy lội chống tàu ngầm, nhưng trên thực tế, chỉ có ít đơn vị nào được huấn luyện công tác này.
=== 'Thời kỳ sung sướng' (Tháng 6 1940 – Tháng 2 1941) ===
Đức Quốc Xã xâm chiếm Na Uy vào tháng 4 năm 1940 rồi hai tháng sau nhanh chóng chiếm luôn Hà Lan, Bỉ, Pháp. [[Phát xít Ý]] gia nhập phe Trục vào tháng 6. Những thay đổi này ảnh hưởng đến cục diện chiến trường Đại Tây Dương như sau:
* Anhnước QuốcAnh mất một đồng minh hùng mạnh là hải quân Pháp. Chỉ một số nhỏ chiến thuyền của Pháp chạy thoát và theo [[Lực lượng Pháp tự do]].
* Hải quân Anh phải phân tán để chống chọi hải quân Ý tại [[Địa Trung Hải]].
* Từ các căn cứ [[Brest]], [[Lorient]], [[La Pallice]] và [[La Rochelle]] ở Pháp, U-boot có thể dễ dàng tấn công Đại Tây Dương và chu vi hoạt động tăng cao hơn (trước đó tàu ngầm phải về lấy nhiên liệu và tiếp tế từ các căn cứ của Đức tại biển Bắc). Đức xây dựng nhiều hầm xi măng để sửa chữa U-boot tại nhiều căn cứ hải quân ở Pháp. Quân Đồng Minh không thể oanh tạc bắn phá được những hầm kiên cố này cho đến khi [[bom tallboy]] được phát minh.
* Lực lượng tàu chiến của Anh dần dần bị hao mòn. Tàu bè bị kéo đến kéo đi khắp các chiến trường Na Uy, Hà Lan, Pháp, nhất là cuộc tháo chạy từ [[Trận Dunkerque|Dunkerque]]. Khi quân Đức hăm dọa tấn công Anh, các chiến thuyền Anh nằm phòng thủ tại biển Manche bị [[không quân Đức]] bắn hủy rất nhiều. Bảy khu trục hạm bị chìm trong trận Na Uy, 6 chiếc trong trận Dunkerque và 10 chiếc trong cuộc oanh tạc của Luftwaffe trên biển Manche. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1940, hải quân Anh mất 24 khu trục hạm, Canada mất 1 chiếc. Nhiều chiếc khác bị hư hại.
 
Sau khi hoàn thành chiến dịch xâm chiếm các nước phía tây châu Âu, bộ tư lệnh của Hitler thả các U-bóot trở về công tác cũ là bắn phá các đoàn tàu buôn chở tiếp tế của Anh. Cũng may cho Anhnước QuốcAnh là các đội tàu buôn của Na Uy và Hà Lan nằm dưới kiểm soát của Anh (mặc dầu các nước này đã bị Đức chiếm). Anh đồng thời thôn tính Iceland và các đảo Faeroe để tránh không cho Đức chiếm lấy làm căn cứ hải quân.
 
Tháng 5 năm 1940 Winston Churchill nhậm chức thủ tướng Anh. Ông viết thư cầu viện [[tổng thống Hoa Kỳ]] [[Franklin D. Roosevelt|Franklin Roosevelt]] xin 50 chiếc [[tàu khu trục|khu trục hạm]] phế thải của Mỹ. Hoa Kỳ cho mượn (trên thực tế là bán) 50 chiếc chiến thuyền với điều kiện Anh phải cho Hoa Kỳ thuê trong 99 năm các căn cứ tại [[Newfoundland]], [[Bermuda]] và [[Vùng Caribe|West Indies]]. Giao kèo bán thuyền này rất có lợi cho Mỹ. Dân Mỹ lúc này không muốn Hoa Kỳ tham gia [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến II]], ngay cả các cố vấn chính phủ còn cho rằng Anh sẽ thua Đức. Đến tháng 9 các khu trục hạm phế thải này bắt đầu được tu sửa và gắn thêm dụng cụ rà lòng biển [[sonar]]. Nhiều tháng sau đó, các chiến thuyền này mới đủ sức ra trận.
Dòng 154:
Tuy trên danh nghĩa vẫn còn trung lập, Hoa Kỳ càng ngày càng tham gia nhiều hơn vào cuộc tranh chấp giữa Anh và Đức. Tháng 4 năm 1941, [[Franklin D. Roosevelt|tổng thống Roosevelt]] cho nới dài ''Khu vực an ninh xuyên Mỹ'' đến tận Iceland. Hòn đảo này trước đó đã bị Anh lấn chiếm để tạo căn cứ phòng vệ trước tình hình Đức chiếm Đan mạch. Quân Hoa Kỳ được Anh khuyến khích ra đóng quân trên đảo này để hỗ trợ quân đội Anh. Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu tham gia hộ tống tàu hàng của Anh và cũng nhiều lần đụng độ với U-boot của Đức. Khi Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với Đức, hải quân của ba nước Anh-Cannada-Hoa Kỳ phối hợp tạo thành [[Lực luợng Hộ tống Đại dương]].
 
Tháng 6 năm 1941, ngoài công vụ hộ tống phía bắc Đại tây Dương, Hoa Kỳ cũng lo ngại về các đoàn tàu không hộ tống từ Nam Mỹ đến Anhnước QuốcAnh. Ngày [[21 tháng 5]], tàu Hoa Kỳ ''SS Robin Moor'' bị tàu ngầm ''U-69'' chận lại. Sau khi cho phép thủy thủ và hành khách Hoa Kỳ 30 phút để leo hết lên các xuồng ghe cứu đắm, quân Đức bắn chìm tàu chở hàng này. Những người ngồi trên các chiếc ghe nhỏ trôi dạt 18 ngày mới được tìm thấy và cứu vớt. Tin kinh hoàng này gây xáo trộn trong giới hàng hải Hoa Kỳ - nỗi lo sợ bị tàu ngầm Đức đánh chìm tăng vọt. [[Báo Times]] viết "nếu để những vụ đánh đắm này tiếp diễn, tàu hàng Hoa Kỳ đi đến những xứ xa chiến tranh cũng sẽ bị nguy hiểm. Do vậy, Hoa Kỳ hoặc phải kêu gọi thuyền bè về lại bến, hoặc phải ra sức nhấn mạnh quyền tự do sử dụng đường biển."<ref>"On the High Seas", ''[[Time (magazine)|Time]]'' magazine, 1941-06-23, at http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,851128,00.html</ref>
 
Một số các nghiên cứu và phát minh của khoa học Anh trong kỹ thuật chống tàu ngầm lúc này được đem sang phát triển và cải tiến tại Hoa Kỳ. Do đó nhiều phát minh của Anh có khi bị hiểu lầm là phát minh của Mỹ.