Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Hùng, Đông Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n add category, replaced: : → : (3) using AWB
n →‎Chú thích: Alphama Tool, General fixes
Dòng 85:
Đặc điểm: Rước nước, rước kiệu
“Chín"Chín xóm Cổ Loa không bằng ba làng Dộc Nội”Nội"
Hay “Ba"Ba làng Dộc Nội bằng chín hội Cổ Loa”Loa"
Câu ca dao trên cho chúng ta thấy Dộc Nội là 1 làng cổ quần cư lâu đời. Cùng với sự hình thành và phát triển của Cổ Loa, Dục Nội đã trở thành vùng đất đối đầu, tiền vệ cho thành Cổ Loa chống lại giặc từ phương Bắc tràn xuống. Dục Nội có các địa danh tên đất cổ như Đình Bạc, núi Làng, núi Đỏ, Bãi Thỏ ở vị trí ôm ngoài phía Bắc chân thành ngoại Cổ Loa.
Dục Nội cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Dục Nội có tên nôm là Dộc (làng Dộc), cổ xưa nữa Dộc Nội có tên là Cổ Vân Trang. Dục Nội có 3 thon quần tụ trải dài trên một vùng đất rộng đó là Dộc Đoài, Dộc Trung và Dộc Đông. Xưa kia làng có 2 ngôi đình và 2 ngôi chùa, trải qua chiến tranh tàn phá hiện nay chỉ còn lại Đình Đoài và chùa Trung và chùa Đông. Vì làng rộng dân số đông nhân dân dựng 2 đình là đình Trung và đình Đoài, chùa Đông và chùa Trung. Dân cư 3 thôn sinh hoạt chung ở 2 đình và 2 chùa được chia ra. Đình Trung dành cho thôn Trung và thôn Đông, đình Đoài dành cho thôn Đoài, còn chùa Trung dành cho thôn Trung thôn Đoài, chùa Đông dành cho thôn Đông. Chính vì vậy mà sự đoàn kết làng xã cộng đồng của Dục Nội được thể hiện qua các lễ hội đình, chùa hàng năm.
Làng Dục Nội thờ 3 vị thành hoàng có công với nước với dân cả 3 vị là những tấm gương tiên liệt để con cháu noi theo. Chuyện kể rằng: Vị “Đống"Đống Lang Linh Thần Đại Vương”Vương" là vị thổ thần bản địa, cai quản âm phù cho cộng đồng dân cư. Vị thành hoàng này có lẽ được dân làng tôn vinh thờ phụng từ sớm cùng với sự ra đời của quần cư. Đầu tiên thần được thờ cùng ở ngôi miếu cổ sau đó được thờ ở đình làng. Thần đã nhiều lần âm phù giúp nước đánh giặc ngoại xâm. Vị “Thiên"Thiên Cương Thần Tướng Đại Vương”Vương" có công đánh giặc xích Quỷ và giặc Ân từ thời Hùng Vương thứ 6. Thần tích chép rằng ông là con cả của Quận Vương Kinh Bắc trong 15 bộ của triều Hùng Vương. Khi nước ta có giặc A Lỗ Châu cầm đầu là xích Quỷ chưa xâm lược giặc Đông, yêu binh lại có tà thuật, thế nước bị nguy nan. Thiên Cương theo lệnh cha về triều giúp nước trừ họa, lúc lâm trận chàng giở phép thần bắt sống được quỉ chúa, dẹp tan quân địch. Khi ra trận Thiên Cương đã mộ 50 tráng đinh của trang Dộc Nội đi theo ngài đánh giặc, bản trang đã được chọn làm đất hộ nhi. Khi có giặc Ân sang xâm lấn, Thiên Cương cùng phù Đổng Thiên Vương xuất quân đánh tan giặc Ân. Sau vua Hùng ban phong cho ngài làm Đại Vương. Vị “phúc"phúc liêu Thần Đại Vương Ngô Tướng Quân, một vị tướng giúp vua Lê Lợi khởi nghĩa giành độc lập ở thế kỷ 15. Thần tích chép: Thời cuối triều Trần ở xã Bình Lâm, huyện An Phúc phủ Từ Sơn quận Kinh Bắc (nay là thôn Mạnh Tân Xã Thụy Lâm, huyện đông Anh có gia đình ông bà Ngô Hiển và Dương Thị Oanh, hai ông bà ăn ở phúc hậu, lấy nghề bán dầu làm kế sinh nhai. Một lần ông nằm mơ được thần linh báo mộng cho huyệt đất tốt tết sinh quí nhân giúp nước, ông đã làm theo. Thời gian sau bà có mang đến ngày 10/08 năm Giáp Tý (1384) sinh được người con trai đặt tên là Ngô Đễ, tướng mạo khôi ngô. Năm 15 tuổi có sức vóc cao lớn, thông minh, thuộc làu binh thư, giỏi các môn võ nghệ. Khi 20 tuổi cha mẹ mất ông vô cùng thương xót, lo an táng chu đáo. Khi mãn tang nhà cũng là lúc giặc Minh xâm lược và đô hộ. Phải chứng kiến tội ác quân giặc và cảnh lầm than của nhân dân, ông đã nuôi chí lớn cứu giúp đất nước Ngô Đễ hay đến các đền, miếu cầu khấn thần linh giúp sức cho mình thực hiện ước mong giúp dân giúp nước. Một hôm ngài đến Dục Nội ở huyện Đông Ngàn vào miếu cầu khấn, đến canh tư ngài mơ thấy có hai vị thần linh báo cho việc Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam sơ, bảo ngài mau về. Tỉnh dậy ông liền về quê bái yết tổ đường, bái lạy mộ cha mẹ rồi tìm đến Lam Sơn. Lê Lợi thấy ông có đức có tài rất mừng đã phong cho ông chức Tiền Đương vũ Đại Tướng Quân. Ngô Đễ cùng các tướng lĩnh khác của nghĩa quân Lam Sơn, đem binh đi các ngả đánh địch. Tướng quân Ngô Đễ kéo quân về phía bắc, khi đi qua Dục Nội liền dừng lại, nghỉ ngơi vào bái yết miếu thờ thần. Đêm đó tướng quân lại mơ thấy hai vị thần linh trước đây hiện ra xưng danh và hứa sẽ âm phù cho. Sáng hôm sau, tướng quân liền triệu tập nhân dân 3 thôn Dục Nội, tuyển mộ được 200 trai tráng làm sĩ tốt để theo ngài đi đánh giặc... Trong chiến trận Chi làng quân ta đại thắng, giết tướng giặc bắt và giết được nhiều giặc. Quân Minh thua to phải đầu hàng, đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi vua. Lê Lợi phong cho Ngô Đễ làm quan giữ 12 cửa biền, phong thưởng thực ấp ở Đông Ngàn. Ngô tướng quân đã tấu biểu với vua về công tích âm phù của hai vị thành hoàng làng Dục Nội, được vua Lê chuẩn tấu, ban phong cho hai vị Đống Lang và Thiên Cương. Thời gian sau ông đem quân về nhậm sở ở Đông Ngàn, xây dựng đồn doanh và hành cung ở Dục Nội. Ông lấy bổng lộc giao lại cho dân tu bổ đền, miếu thêm khang trang và nói với dân sau này sẽ phối hưởng làm Đệ Tam Thành Hoàng. Ông mất vào ngày 12 tháng 11 âm lịch. Được tin vua Lê vô cùng thương tiếc gia phong ông tước Vương, cho dân 3 làng Dục Nội được làm hộ nhi, lo việc đèn hương thờ phụng. Vua đã ban câu đối ca ngợi ông rằng:
“Cái"Cái thế anh hùng Kim cổ thiểu
Tại nhân công đức địa thiên trường”trường"
Có nghĩa là:
“Cái"Cái thế anh hùng xưa nay hiếm
Công lao còn mãi với đất trời”trời"
Ở đình Dục Nội hiện nay còn lưu giữ nhiều sắc phong của các triều vua ban phong cho 3 thành Hoàng của làng.
Đình Dục Nội nằm ở vị trí trung tâm của 3 làng, trong đình còn nhiều di vật quí. Là trung tâm sinh hoạt của cộng đồng làng xã, nơi tôn vinh các vị thành hoàng, nơi gửi giữ niềm tin tín ngưỡng thiêng liêng cho dân làng. Làng Dục Nội còn duy trì lễ hội kỷ niệm công tích các vị thành Hoàng trong năm. Đó là 2 ngày lễ Khánh Hạ ngày mồng 4 tháng 3, ngày khao xuất quân, ngày 5 tháng 5 khao thắng trận trở về, Lễ sinh thần ngày 10 tháng 8, lễ hóa thần ngày 12/11.
Lễ xuất quân 04/03 dân làng tổ chức hội lớn nếu gặp năm được mùa, dân khang vật thịnh. Trong lễ tháng 3, ngoài các nghi lễ, tế lễ, cổ phe giáp như thường thấy ở các nơi khác, tại Dục Nội có nét đặc sắc riêng mang tính đặc thù của một làng nông thôn truyền thống gắn với sản xuất nông nghiệp. Lễ vật trong lễ hội bắt buộc trên mâm lễ phải có cơm nắm, bánh dày và bỏng gạo nếp và nhất thiết phải có bông hoa tre dâng lễ, tục bông hoa tre vót khéo tròn đều, bông to rủ xuống đầu mấu của một que tre lớn sao cho thật dẻo, tròn đều mới đạt yêu cầu. Mâm lễ thể hiện tượng trưng miêu tả lại lương thực nuôi quân và bông hoa tre còn gọi là “bông"bông tháng ba”ba". Lễ hội chính của làng được tổ chức vào tháng 8, ngày sinh thần Ngô Đễ cũng là lễ hội chung cho cả 3 vị Thành Hoàng. Xưa kia khi cả 2 ngôi đình của làng còn tồn tại thì lễ hội diễn ra sôi động ở cả 2 ngôi đình. Trước khi lễ hội diễn ra, làng tổ chức họp các phe giáp, dòng tộc để phân công công việc cụ thể. Đến ngày dằm tháng 7 làng thông báo việc phân công ai vào việc nấy: Người rước kiệu, cầm cờ, phường bát âm, người phù giá. Trong thời gian này nếu người đã được phân công nhà có tang thì làng bố trí người khác thay thế. Tục lệ của làng qui định: Vào những ngày tổ chức lễ hội nếu gia đình nào có tang thì không được nổi trống, kèn, người nhà tự lo lấy, không được đưa tang ra đường cái quan mà phải đi bằng đường tắt hoặc đường sau làng. Cả làng phải tập trung cho lễ hội không ai được làm vấy bẩn đường cái quan nhất là quãng đường có rước kiệu. Ngày chính hội vào ngày 11/8 song tối 10/8 dân làng nô nức tổ chức rước nước từ giếng của làng vào các đình. Ba làng tổ chức 3 đoàn kiệu rước nước. Kiệu rước nước là dạng kiệu đòn võng thường 2 người khênh rước và thay nhau trong lúc đi đường. Nước được đựng trong chóe sành. Người rước kiệu mặc áo nâu đỏ, đầu chít khăn vàng. Khoảng 8 giờ tối các đoàn rước kiệu tập trung tại giếng của làng để chuẩn bị làm lễ lấy nước và rước nước. Giếng nước được làng qui định trước ngày lễ hội không ai được dùng hoặc làm bẩn giếng nước, nếu ai vi phạm làng sẽ phạt vạ. Khi đã tề tựu đông đủ, đến giờ qui định các quan viên làm lễ và lấy nước thánh vào các chóe. Đám rước được cử hành dưới ánh đuốc bập bùng, tiếng nhạc bát âm rộn rã nghiêm trang, các quan viên và người dự hội khuôn mặt rạng rỡ niềm vui. Đám rước tới ngã ba được chia làm 2 ngả, một đoàn gồm 2 chóe của làng Dộc Trung và Dộc Đông đi về đình Trung, còn một đoàn đi về đình Đoài. Khi về đến đình các chóe nước được cẩn thận đưa vào trong hậu cung đình dùng làm nước cúng Thánh.
Là một làng lớn việc qui định nơi nào tổ chức “đăng"đăng cai”cai" lễ hội được bầu bán thận trọng. Nơi “đăng"đăng cai”cai" sẽ là nơi rước kiệu về tập trung để tế lễ vào tối 11/8 và khi đã thành lệ thì sự phân công cũng dễ dàng hơn năm nay thì bên Đoài, năm sau thì bên Trung.
Sáng sớm ngày 11/8 đông đủ các quan viên, phù giá và nhân dân tập trung ở 2 đình để chuẩn bị nghênh rước kiệu. Ba cỗ kiệu bát cống sơn son thếp vàng cùng cờ, quạt, bát bửu đã sẵn sàng. Đã đến giờ qui định, trống lệnh nổi lên, bắt đầu xuất phát ở cả 2 nơi. Đường đi của 2 đoàn rước được làng qui định cụ thể để tránh gặp nhau. Nhìn đám rước đủ màu sắc của cờ ngũ hành, cờ tứ linh, tán, lọng, quạt, màu rực rỡ của kiệu bát cống, siêu đao bát bửu sơn son thếp vàng được hòa âm trong tiếng nhạc bát âm trầm bổng. Một không khí thật sôi động ở một làng quê thanh bình. Người tham gia lễ hội đủ mọi tầng lớp nhân dân ai lấy hân hoan phấn khởi. Khi cả hai đoàn rước đã tề tựu tại cầu giá ngự lúc này mới là thời điểm đặc biệt của lễ hội, trống lệnh nổi lên cả 3 cỗ kiệu “giao"giao quan”quan" tức là người rước kiệu chạy như bay, 3 cỗ kiệu chạy ngược chiều nhau xoáy thành vòng tròn, đổi chỗ cho nhau... rất náo nhiệt, vui mừng 3 vị thánh “chào"chào nhau”nhau" mà không chạm vào nhau cứ như thần linh âm phù vậy. Người dự hội còn gọi hiện tượng này là “kiệu"kiệu bay”bay" hay “lộn"lộn kiệu”kiệu". Khi đã hết giờ qui định vị trí của kiệu nào về chỗ ấy, hạ kiệu nghỉ để các quan viên tổ chức “tế"tế thánh”thánh". Tiết mục “giao"giao quan”quan" trong lễ hội tái tạo lại ngày hội quân của đức Thánh trước khi ra trận. Lễ hội được đánh giá là thành công hay không là tùy thuộc vào việc “kiệu"kiệu giao quan”quan" một cách hoàn hảo, không bị lỗi và người dân quan niệm năm đó mùa màng cây cối tốt tươi, mưa thuận, gió hòa hứa hẹn một năm no ấm.
Sau khi đã tế thánh các kiệu lại được rước lên vai các chàng trai để trở về đình “đăng"đăng cai”cai" lễ hội. Kiệu được tập trung tại sân đình, rước bài vị thánh vào hậu cung để tối 11/8 tổ chức tế “cửu"cửu Giáp”Giáp". Lễ vật của tế “cửu"cửu Giáp”Giáp" là 9 mâm sôi và 9 con gà sống tơ. Sau khi tế xong, các quan viên trong làng “thụ"thụ phúc”phúc" bằng lễ vật đã tế Thánh. Ngày 12/8 dân làng vui mừng đón anh Cả ở làng “Tó”"Tó" vào nghênh Thánh. Tục “kết"kết chạ”chạ" này đã có từ lâu đời, nó được duy trì và kéo dài tới ngày nay. Đây là một phong tục đẹp, nó thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ nhau xây dựng đời sống kinh tế - văn hóa của nông thôn Việt Nam. Ngày 17/8 là ngày bãi tịch, dân làng tổ chức “rước"rước giã”giã" tức là rước kiệu tiễn nhau giã hội. Cả 3 kiệu khởi hành cùng 1 lúc, đoàn “rước"rước giã”giã" cũng đông vui không kém “rước"rước nghênh”nghênh". Được một nửa đường bên đi tiễn quay trở lại sau khi đã “chào"chào nhau”nhau" còn đoàn rước kiệu về đi tiếp về đến đình làng mình. Sau khi trở về các đình tổ chức tế giã hội.
Trong lễ hội làng Dục Nội, dân làng tổ chức các trò chơi, diễn các tích tuồng, chèo, ca trù góp phần cho không khí thêm sôi động.
Ngày nay, làng Dục Nội chỉ còn 1 ngôi đình duy nhất đó là đình Đoài. Hàng năm dân làng tổ chức lễ hội tại đình Đoài chiến tranh đã làm các bộ kiệu thất tán cho nên chưa khôi phục lại được lễ rước kiệu “giao"giao quan”quan". Nhân dân 3 làng Dục Nội đang ra sức tu bổ, sửa chữa cơ sở vật chất của ngôi đình, phấn đấu khôi phục lại một lễ hội độc đáo của quê hương.
Lịch sử công tích các vị Thành Hoàng Dục Nội góp phần làm phong phú cho lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lễ hội làng Dục Nội là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng phong phú, hấp dẫn. Vị trí của làng Dục Nội kề cận với Cổ Loa thành, đình Dục Nội với lễ hội “bông"bông tháng ba”ba", “kiệu"kiệu giao quan”quan" sẽ là địa chỉ du lịch hấp dẫn của Đông Anh và thủ đô Hà Nội.
 
==Tham khảo==