Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuần phủ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
Ở Trung Quốc, chức tuần phủ được đặt ra từ thời [[nhà Minh]]. Lúc đầu, tuần phủ chỉ là một chức quan tạm thời của người được [[triều đình]] phái về lãnh đạo một [[tỉnh Trung Quốc|tỉnh]] hoặc một bộ phận tỉnh lớn. Về sau, chức này trở thành một chức vụ chính thức. Thời [[nhà Thanh]], tuần phủ là chức quan đứng đầu một tỉnh. Tuần phủ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của [[Thanh đế]]. Tuần phủ có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các chức quan dưới quyền mình trong địa hạt do mình quản lý, có quyền lãnh đạo về [[hành chính]], [[tài chính]], [[ngoại giao]], [[quân sự]] của tỉnh. Tuy nhiên, ở những nơi có chức [[tổng đốc]], thì tuần phủ vẫn phải theo chỉ đạo của tổng đốc. Ở nhiều nơi, tổng đốc có thể kiêm luôn chức tuần phủ.
==Việt Nam==
Ở Việt Nam, tuần phủ có từ thời [[nhà Nguyễn]], học theo phép [[quan chế]] của nhà Thanh. Tuần phủ ở Việt Nam cũng là người đứng đầu một [[tỉnh Việt Nam|tỉnh]] nhỏ, khác với [[tổng đốc]] là quan đứng đầu một tỉnh lớn.
 
Tuần phủ mang hàm nhị phẩm (chánh hoặc tòng).