Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Cự Đệ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Alphama Tool, General fixes
Bổ sung đánh giá của Phan Cự Đệ đối với GS Trương Tửu
Dòng 25:
Cũng liên quan đến lý luận tiểu thuyết, giáo sư Phan Cự Đệ còn phân loại khá hệ thống một số kiểu tiểu thuyết chính trong văn học Việt Nam hiện đại: tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết sử thi.
 
===Hàn Mặc Tử, Ngô Tất Tố, Trương Tửu===
Trong số các nhà thơ lãng mạn thời [[Phong trào Thơ mới (Việt Nam)|Thơ Mới]], Phan Cự Đệ tỏ ra yêu thích nhất [[Hàn Mặc Tử]], một nhà thơ tài hoa, "đi xuyên qua thế kỷ", sớm mắc căn bệnh hiểm nghèo, từ giã nàng Thơ khi còn quá trẻ, để lại một vệt sáng lung linh trên thi đàn hiện đại. Phan Cự Đệ là người viết, biên soạn hai cuốn sách về Hàn Mặc Tử: ''Thơ văn Hàn Mặc Tử - Phê bình và tưởng niệm'' (1993), ''Hàn Mặc Tử - Về tác gia và tác phẩm'' (soạn chung với [[Nguyễn Toàn Thắng]], 2001). Trong đó, ông đã viết hai bài tiểu luận rất công phu về nhà thơ tài hoa, yểu mệnh: ''Hàn Mặc Tử sống mãi với thời gian'' và ''Hàn Mặc Tử - những vấn đề đang tranh luận''.
 
Dòng 34:
Ông đánh giá cao khả năng quan sát và khái quát nông thôn Việt Nam thời thực dân phong kiến của nhà văn qua tiểu thuyết ''[[Tắt đèn]]'' và tập phóng sự ''[[Việc làng]]''. Phan Cự Đệ cũng là người khảo sát, phân tích có hệ thống về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố và đánh giá cao những đóng góp của nhà văn, nhà báo này. Phan Cự Đệ đánh giá tiểu phẩm của Ngô Tất Tố có giá trị như "một bộ sử biên niên của xã hội Việt Nam những năm ba mươi và bốn mươi", là "tài liệu quý giá về triết học, sử học, xã hội học, dân tộc học", là "phòng triển lãm những chân dung khác nhau của giai cấp thống trị và những kiểu người điển hình trong xã hội cũ".
 
Là học trò của GS Trương Tửu, vừa tốt nghiệp được giữ lại làm cán bộ giảng dạy, Phan Cự Đệ đã có bài viết "Thái độ và phương pháp giảng dạy của Trương Tửu", trong đó có đoạn: "...Dụng ý của Trương Tửu trong
lúc giảng dạy rất là thâm độc. Có thể nói Trương Tửu đã nhiều lần xuyên tạc
giáo trình đề đầu độc tư tưởng của sinh viên. Chỉ qua việc giảng dạy, ta cũng
đủ thấy phương pháp nghiên cứu văn học của Trương Tửu là phương pháp duy tâm
chủ quan, thích ai thì khen, ghét ai thì chê, hoàn toàn theo ý muốn cá nhân của
mình. Về thái độ chính trị thì đó là chủ nghĩa cơ hội, phản động, lợi dụng thời
cơ để phất cờ, hôm nay nói thế này, mai nói thế khác một cách rất giáo giở.
 
Với một lập trường chính trị phản động,
thù địch với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, với những quan điểm văn nghệ tư sản lỗi
thời, với một phương pháp giảng dạy hoàn toàn duy tâm chủ quan, cơ hội, chúng
ta có thể kết luận rằng: trong mấy năm qua, Trương Tửu đã tỏ ra không xứng đáng
một tý nào với cương vị giáo sư một trường Đại học..."
==Tác phẩm==
*''Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng'' (viết chung, [[Nhà xuất bản Giáo dục]], 1959)
Hàng 60 ⟶ 73:
*''[[Hàn Mặc Tử]] - Về tác gia và tác phẩm'' (Nhà xuất bản Giáo dục, 2001)
*''Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn'' (chủ biên, Nhà xuất bản Văn học, 2005)
* Thái độ và phương pháp giảng dạy của Trương Tửu. ''Báo Độc lập,
Hà Nội, s. 354 (10.4.1958), tr. 3.''
 
==Tham khảo==