Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ioannes VII Palaiologos”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: clean up, General fixes using AWB
KingPika (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 47:
Ioannes VII Palaiologos là con của Hoàng đế [[Andronikos IV Palaiologos]] va Hoàng hậu [[Keratsa của Bulgaria]], con gái của Hoàng đế [[Ivan Alexander của Bulgaria]] và Theodora xứ [[Wallachia]]. Khi cha ông Andronikos IV chiếm đoạt ngôi vị từ người cha [[Ioannes V Palaiologos]] vào năm [[1376]], Ioannes VII cũng được phong là đồng hoàng đế vào năm sau. Cả hai cha con đều sớm bị lật đổ và chọc mù mắt một phần vào năm [[1379]], nhưng Andronikos IV vẫn còn giữ được địa vị chức tước của mình và còn được Ioannes V ban cho vùng Selymbria ([[Silivri]]) làm lãnh địa riêng. Khi Andronikos IV qua đời vào năm [[1385]], Ioannes VII đã có thể kế vị chức tước của cha mình. Vào ngày 14 tháng 4 năm 1390, Ioannes VII Palaiologos đã ra lệnh trục xuất ông nội Ioannes V và tự mình giữ vững ngôi vị được năm tháng, đến khi Ioannes V được phục vị bởi người con [[Manuel II Palaiologos|Manuel]] với sự giúp đỡ của nước [[Cộng hòa Venezia]].
 
Ioannes VII bèn chạy sang nương náu [[Bayezid I]] của [[Đế quốc Ottoman]] vào ngày 17 tháng 9 năm 1390. Bayezid đã thừa nhận Ioannes VII tại lãnh địa Selymbria của cha ông và cải thiện quan hệ với Manuel II, vốn dự định công nhận Ioannes VII là người thừa kế tiếp theo (do con trai của Manuel chưa được sinh ra vào lúc đó). Năm [[1399]], sau khi Bayezid I vây hãm [[Constantinopolis]] đươcđược năm năm, Manuel II vội vàng tới yêu cầu viện trợ quân sự từ các nước [[Tây Âu]] và để Ioannes VII làm [[nhiếp chính]] bảo vệ thủ đô. Ioannes VII đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và đột nhiên kỳ tích xảy ra khi Bayezid bị [[Timur Lenk|Timur]] đánh bại trong [[trận Ankara]] vào ngày [[20 tháng 7]] năm [[1402]].
 
Sự thất bại này đã dẫn đến một [[Nội chiến Ottoman|cuộc nội chiến trong lòng Đế quốc Ottoman]] và các hoàng tử đối nghịch của Ottoman bèn tiến hành cầu hòa và hữu nghị với [[Đế quốc Đông La Mã]]. Lợi dụng lúc người Thổ đang suy yếu bởi các cuộc nội loạn. Ioannes VII đã tham gia vào một hiệp ước bảo đảm một dải bờ biển bị người Thổ chiếm đóng trên [[biển Marmara]] phía [[châu Âu]] sẽ được trả về cho Đông La Mã, đặc biệt là nhường lại thành phố [[Thessalonica]] trên [[biển Aegea]]. Thessalonica đã thuộc sự quản lý của Manuel II trước khi nó bị người Thổ chinh phục vào năm [[1387]]. Ngày Manuel II trở về Ioannes VII đã kính cẩn trao trả lại quyền lực cho ông và được phép về hưu ở Thessalonica đã được nhượng lại cho Đông La Mã gần đây. Tại đây ông quản lý như một người cai trị bán độc lập suốt phần đời còn lại (1403–1408), vẫn sử dụng danh hiệu "Hoàng đế của toàn cõi Thessaly".<ref>Necipoglu (2009), p. 39</ref> Ioannes VII được phép giữ danh hiệu hoàng đế (''Basileus'') và ông đã đồng trị vì cùng với đứa con út của mình là Andronikos V (sinh khoảng [[1400]]) vào một ngày không chắc chắn, nhưng [[Andronikos V Palaiologos|Andronikos V]] đã kế vị vào năm [[1407]] trước khi cha mình mất một năm sau đó.