Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Lịch sử Đức}}
Từ [[thời kỳ cổ đại]], '''nước Đức''' đã có các bộ lạc [[các dân tộc German|người German]] cư ngụ. Quân dân German hết mực can trường, mãnh liệt và dưới sự lãnh đạo của tù trưởng [[Arminius]], họ tiêu diệt hoàn toàn ba binh đoàn [[Lê dương La Mã]] vào năm [[9]], làm vỡ mộng [[xâm lược]] của [[Đế quốc La Mã]]. Dần dà, các bộ tộc German xâm nhập La Mã, dẫn đến sự sụp đổ của [[Đế quốc Tây La Mã]] vào năm [[476]].<ref name="eleanorturk18">Eleanor L. Turk, ''The history of Germany'', các trang 18-23.</ref> Vua [[Frank]] là [[Clovis I|Chlodwig I]] nhất thống các bộ lạc German và chuyển sang [[Kitô giáo|Ki-tô giáo]]. Đời vua [[Charlemagne|Karl Đại Đế]], nước Frank khuếch trương mở cõi, và vào năm [[800]] ông được tấn phong [[Hoàng đế]], tái lập Đế quốc Tây La Mã. Đế quốc bị chia cắt sau khi Karl Đại Đế mất, trong đó vua [[Ludwig Đức]] nhận phần đất phía Đông và khởi lập [[Vương quốc Đông Frank|nước Đức]] [[Trung Cổ]]. Quận công [[Heinrich I của Đông Frank|Heinrich]] xứ [[Sachsen]] xưng làm [[vua]] Heinrich I, lập [[triều Sachsen]] vào năm [[919]] nước Đức khuếch trương mở mang cương thổ. [[Đế quốc La Mã Thần thánh]] phục hồi khi vua Đức là [[Otto I của đế quốc La Mã Thần thánh|Otto I]] xưng đế. Các Vương hầu trong Đế quốc chia cắt nước Đức và chẳng vua nào thống nhất được đất nước.<ref>Mary Fulbrook, ''A concise history of Germany'', các trang 11-16.</ref><ref>Hagen Schulze, Deborah Lucas Schneider, ''Germany: A New History'', các trang 9-23.</ref> Từ giữ [[thế kỷ 15]], các Hoàng đế thường là người [[Áo]] [[họ Habsburg|nhà Habsburg]].<ref>Hagen Schulze, Deborah Lucas Schneider, ''Germany: A New History'', trang 32</ref> Vào [[thời kỳ cận đại]], để chống lại ách thống trị của Hoàng đế và Giáo hội [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo La Mã]], giáo sĩ [[Martin Luther]] tiến hành công cuộc [[đổi mới|cải cách]] [[tôn giáo]] [[Tin Lành|Kháng Cách]] vĩ đại, do đó Triều đình Karl V loại bỏ đức tin của ông ra khỏi vòng [[luật pháp|pháp luật]]. Cuộc [[Chiến tranh Nông dân]] nổ ra để hưởng ứng Luther, nhưng bị Hoàng đế đàn áp. Cuộc [[Chiến tranh Ba mươi năm|Chiến tranh Ba Mươi Năm]] ([[1618]] - [[1648]]) bùng nổ giữa hai phe Kháng Cách và Công giáo, trong đó có khi vua [[Đế quốc Thụy Điển|Thụy Điển]] là [[Gustav II Adolf]] kéo binh vào đánh bại quân của Hoàng đế. [[Hòa ước Westfalen]] làm tiêu tan giấc mộng thống nhất nước Đức thành một quốc gia [[quân chủ chuyên chế|quân chủ chuyên quyền]] của Hoàng đế.<ref>Eleanor L. Turk, ''The history of Germany'', các trang 47-52.</ref> Ngay từ năm [[1525]], Quận công xứ Phổ là [[Albrecht xứ Hohenzollern-Ansbach|Albrecht]] theo Kháng Cách, sau Phổ hợp nhất với [[Brandenburg]]. Sau chiến tranh, dù lãnh địa bị tàn phá nặng nề nhưng Tuyển hầu tước Vĩ đại [[Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg|Friedrich Wilhelm I]] đã gầy dựng [[Quân đội Phổ|quân đội Phổ - Brandenburg]] tinh nhuệ, bách chiến bách thắng, dùng chính sách [[ngoại giao]] liên minh với triều Habsburg chống [[Pháp]].<ref>[[Robert Michael Citino]], ''The German Way of War: From the Thirty Years' War to the Third Reich'', các trang 4-6.</ref><ref>Robert Oresko, G. C. Gibbs, Hamish M. Scott, ''Royal and republican sovereignty in early modern Europe: essays in memory of Ragnhild Hatton'', trang 197</ref>
 
Với các vua [[Friedrich I của Phổ|Friedrich I]] và [[Friedrich Wilhelm I của Phổ|Friedrich Wilhelm I]], [[Phổ (quốc gia)|Vương quốc Phổ]] ra đời và mạnh lên hẳn.<ref>Robert Michael Citino, ''The German Way of War: From the Thirty Years' War to the Third Reich'', trang 37</ref> Sau khi lên ngôi vào năm [[1740]], ông vua thiên tài [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]] tiến hành bảo trợ nền văn nghệ rực rỡ tại kinh kỳ [[Berlin|Bá Linh]];<ref>[[Giles MacDonogh]], ''Frederick The Great'', trag 213</ref> ngoài ra, ông lập tức điều binh đánh chiếm tỉnh [[Silesia]] của triều Habsburg, tiếp theo đó đại thắng liên quân Áo - Sachsen trong cuộc [[Chiến tranh Silesia]] lần thứ hai,<ref>Christopher Duffy, ''Frederick the Great: A Military Life'', trang 74</ref> và rồi đó đánh tan tác liên quân Áo - [[Đế quốc Nga|Nga]] - Pháp - [[Thụy Điển]] và phần lớn các Vương hầu của Đế quốc La Mã Thần thánh trong cuộc [[Chiến tranh Bảy năm|Chiến tranh Bảy Năm]]. Chiến thắng vẻ vang của người Phổ trong những cuộc chiến này đã đưa nền văn hóa dân tộc Đức trở nên phát triển vinh quang.<ref>Robert Oresko, G. C. Gibbs, Hamish M. Scott, ''Royal and republican sovereignty in early modern Europe: essays in memory of Ragnhild Hatton'', các trang 526-527.</ref> Với những danh sĩ như [[Johann Wolfgang von Goethe|J. W. Von Goethe]], [[Friedrich Gottlieb Klopstock|F. G. Klopstock]] nền văn chương Đức nở rộ độc lập khỏi sự bá đạo về văn hóa của Pháp.<ref name="hagenshcu90"/> Hoàng đế [[Joseph II của đế quốc La Mã Thần thánh|Joseph II]] toan lập lại sức mạnh của Vương triều Habsburg, nhưng không thành công do các Vương hầu liên minh với vị vua anh hùng Friedrich II Đại Đế.<ref>[[Christopher Duffy]], ''Frederick the Great: A Military Life'', trang 279</ref> Vào năm [[1804]], Hoàng đế [[Franz II của đế quốc La Mã Thần thánh|Franz II]] xưng đế nước Áo, hai năm sau từ bỏ ngôi Hoàng đế La Mã Thần thánh trong cuộc [[xâm lược]] của quân [[Đế chế thứ nhất|Pháp]] do [[Napoléon Bonaparte]] chỉ huy. Quân xâm lược cũng đánh bại quân Phổ vào năm [[1806]].<ref name="hagenshcu90">Hagen Schulze, Deborah Lucas Schneider, ''Germany: A New History'', các trang 90-101.</ref> Tuy nhiên, trong các năm [[1813]] - [[1815]] người Phổ đã chặn đứng và đại phá tan tành đại quân của Napoléon, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Napoléon và giải phóng nước Đức. Trong khi nước Phổ trở nên hùng mạnh, chiến thắng vang dội này làm gia tăng tinh thần [[chủ nghĩa dân tộc|dân tộc chủ nghĩa]] và [[Chủ nghĩa tự do|tự do chủ nghĩa]] với khát vọng một nước Đức thống nhất nước Đức. Một cuộc [[Cách mạng Đức (1848)|Cách mạng]] dân tộc - tự do của nhân dân Đức bùng nổ vào năm [[1848]], bị bọn thống trị bảo thủ đàn áp.<ref>Heinrich August Winkler, ''Germany: the long road west'', Tập 2, các trang 56-64.</ref><ref>Heinrich August Winkler, ''Germany: the long road west'', Tập 2, các trang 94-115.</ref>