Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 254:
Chính sách đối nội mang dấu ấn của thay đổi cấu trúc và vấn đề xã hội. Thủ tướng Đế chế [[Leo von Caprivi]] (1890-[[1894]]) đi theo chiều hướng cải tổ xã hội. Thế nhưng các cải tổ khác về chính trị lại thất bại.
 
Dưới thời thủ tướng [[Chlodwig zu Hohenlohe-Schillingsfürst]] ([[1894]]-[[1900]]), về mặt đối nội mặc dù có thể ban hành được [[Bộ Luật Dân sự (Đức)]] (''Bürgerliches Gesetzbuch'') nhưng từ [[1886]] mâu thuẫn với phái Xã hội Dân chủ lại càng thêm trầm trọng ([[Dự Luật Trại giam]] – ''ZuchthasvorlageZuchthausvorlage''), về mặt đối ngoại, đây là thời gian bắt đầu chính sách đế quốc trên thế giới của Đức với những cố gắng thân thiện với Nga trong khi quan hệ Đức-Anh ngày càng xấu đi. Người thủ tướng già gần như không thể cưỡng lại được sự độc đoán của hoàng đế.
 
Vị thủ tướng kế nhiệm [[Berhard von Bülow]] ([[1900]]-[[1909]]) công khai ủng hộ các mong muốn của hoàng đế. Quan hệ với Anh và Nga tiếp tục xấu đi. [[Theobald von Bethmann Hollweg]] ([[1909]]-[[1917]]), vị thủ tướng kế tiếp, cố gắng cân bằng quan hệ với nước Anh nhưng đã không có thể phá vỡ được hệ thống liên minh. Anh quốc đã có thể giảng hòa với Pháp trong mâu thuẫn về thuộc địa và vấn đề của [[balkan|bán đảo Balkan]] đã đưa Nga lên ngang hàng với các cường quốc phía Tây. Áo-Hung và [[Đế quốc Ottoman]] liên kết với Đế chế Đức.