Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Bắc Triều Tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: triễn → triển, ! → ! (2) using AWB
n Liên kết hỏng
Dòng 46:
Năm [[2011]], sau khi [[Kim Jong-un|Kim Chŏng'ŭn]] lên nắm quyền thay cha, một số nhà phân tích cho rằng vị lãnh đạo mới sẽ dùng thời gian này để cố gắng thực hiện việc đưa Triều Tiên trở thành quốc gia "''hùng mạnh và thịnh vượng''" vào năm [[2012]]. Nhiệm vụ đặt ra là có biện pháp hồi sinh một nền kinh tế có GDP bình quân theo đầu người 506 USD/năm so với 32.400 USD của Hàn Quốc<ref name=vne1/> và Bắc Triều Tiên không muốn từ bỏ hệ thống [[kinh tế kế hoạch]], sự cô lập và trông chờ vào [[viện trợ]] đã làm các khó khăn tăng lên gấp bội<ref>{{chú thích web|url=http://baodongnai.com.vn/thegioi/201112/Trieu-Tien-ve-dau-sau-su-ra-di-cua-Chu-tich-Kim-2119069/ |title=Triều Tiên về đâu sau sự ra đi của Chủ tịch Kim? - Thế giới - Báo Đồng Nai |publisher=Baodongnai.com.vn |date=2011-12-21 |accessdate=2013-09-22}}</ref>. Nhiều nhận định cho rằng nền kinh tế Bắc Triều Tiên có thể sẽ trở nên cởi mở hơn dưới chính quyền mới nhất là những định hướng cải cách. Những nhà phân tích khác cũng đồng tình về khả năng ban lãnh đạo mới của Bắc Triều Tiên có lập trường hợp tác hơn trong vòng đàm phán 6 bên, nhằm đổi lại khoản viện trợ [[thực phẩm|lương thực]] lớn từ [[cộng đồng]] [[thế giới|quốc tế]] vào những năm tiếp theo<ref>{{chú thích web|author=<!--/author infor--> Báo Lao Động |url=http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Khong-co-kha-nang-quan-doi-Trieu-Tien-dao-chinh/70493 |title=Không có khả năng quân đội Triều Tiên đảo chính |publisher=Laodong |date=2011-12-22 |accessdate=2013-09-22}}</ref>.
 
Trong năm [[2012]], Triều Tiên tuyên bố đã đạt được mục tiêu trở thành một nhà nước hùng cường và [[thịnh vượng]] nhưng tình trạng hợp tác và thương mại qua biên giới với Trung Quốc lại chỉ ra một kết quả hoàn toàn khácn có nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình bên trong Triều Tiên đang trở nên tồi tệ hơn và thể chế này đang sử dụng mọi cơ hội để thông qua các cơ quan nhà nước tận thu hàng hóa và tiền mặt nhằm giải quyết những khó khăn nội tại. Hiện tại, Triều Tiên đang gặp phải nhiều khó khăn để tránh khỏi lệnh [[cấm vận]], cũng như nhận viện trợ từ phía Trung Quốc.<ref>[http://web.archive.org/web/20120531020114/http://www.petrotimes.vn/home-sticky/2012/05/phai-chang-moi-quan-he-trung-quoc-trieu-tien-dang-sut-me ]{{dead link|date=September 2013}}</ref> và mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc ngày càng nặng nề kéo theo đó là sự hao tổn [[tài nguyên thiên nhiên]] để bồi bổ cho nhu cầu [[Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|kinh tế của Trung Quốc]]. Năm [[2013]], Triều Tiên đã quyết định bán một số vàng dự trữ cho Trung Quốc nỗ lực để vượt qua cuộc khủng hoảng<ref name="ReferenceA"/>.
 
==Tổng quan==
Dòng 69:
Trước đây, Bắc Triều Tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế trong giai đoạn hơn mười năm, nước này đã ra sức phấn đấu xây dựng đất nước và bước đầu đạt được một số thành tựu. Năm [[1990]], [[Ðảng Lao động Triều Tiên]] đã tổ chức động viên toàn thể nhân dân bước vào công cuộc xây dựng đất nước, đưa ra đường lối xây dựng kinh tế trong đó ưu tiên phát triển [[công nghiệp quốc phòng]], đồng thời thúc đẩy phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, để có thể bảo đảm mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh ngay trong vòng bao vây cô lập và cấm vận của các thế lực thù địch.<ref name=autogenerated28>{{chú thích web|url=http://news.go.vn/tin/128340/Nhan-dan-Trieu-Tien-ra-suc-phan-dau-xay-dung-dat-nuoc.htm |title=Nhân dân Triều Tiên ra sức phấn đấu xây dựng đất nước |publisher=News.go.vn |date= |accessdate=2013-09-22}}</ref>
 
Để tăng năng suất nông nghiệp và công nghiệp, kể từ những năm [[1960]] [[Chính phủ]] Bắc Triều Tiên đã thử áp dụng một số hệ thống quản lý như hệ thống làm việc [[Taean]]<ref>{{chú thích web|url=http://lcweb2.loc.gov/cgi-bin/query/r?frd/cstdy:@field(DOCID+kp0072) |title=The Taean Work System |publisher=Lcweb2.loc.gov |date= |accessdate=2010-06-23|archiveurl=https://archive.is/KE8a|archivedate=2012-12-13}}</ref>. [[Tăng trưởng GDP]] của Bắc Triền Tiên chậm nhưng ổn định, mặc dù trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng đã dần dần tăng tốc lên với 3,7% trong năm [[2008]] tốc độ nhanh nhất trong gần một thập kỷ, phần lớn là do một sự tăng trưởng mạnh 8,2% trong lĩnh vực [[nông nghiệp]].<ref name="koreatimes.co.kr">{{chú thích web|url=http://koreatimes.co.kr/www/news/nation/2009/06/123_47603.html |title=NK's Economy Records 1st Growth in 3 Years |publisher=Koreatimes.co.kr |date=2009-06-28 |accessdate=2010-01-02}}</ref> Thậm chí Triều Tiên đã ra lệnh đóng cửa [[đại học|trường đại học]] và yêu cầu [[sinh viên]] nghỉ học trong một năm để tái thiết kinh tế, các trường đại học bị đóng cửa trong 10 tháng khi các sinh viên được huy động tham gia các công việc ở [[trang trại]], [[nhà máy]] và công trường xây dựng và điều này là chỉ dấu cho rằng cuộc khủng hoảng lương thực ở Triều Tiên và những vấn đề kinh tế của nước này tồi tệ hơn dự đoán.<ref>{{chú thích web|url=http://dantri.com.vn/c36/s36-494928/trieu-tien-xac-nhan-dong-cua-truong-hoc-huy-dong-sinh-vien-xay-dung-kinh-te.htm |title=Triều Tiên xác nhận đóng cửa trường học, huy động sinh viên xây dựng kinh tế - Thế giới - Dân trí |publisher=Dantri.com.vn |date=2008-07-15 |accessdate=2013-09-22}}</ref>
 
Trong thời điểm hiện nay, phần lớn nền kinh tế Bắc Triều Tiên đang trong thời kỳ khó khăn, nhưng các nhà phân tích cho rằng, dù là nước nghèo về kinh tế, Bắc Triều Tiên vẫn có thể tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài một khi mở cửa. Cơ hội đặc biệt lớn với các lĩnh vực như [[xây dựng]], phát triển [[Công trình hạ tầng xã hội|cơ sở hạ tầng]], [[bất động sản]]... thị trường với 23 triệu dân của Bắc Triều Tiên còn đang thiếu cả những [[Nhu yếu phẩm|hàng hoá cơ bản nhất]]. Kể từ giữa năm [[2002]], chương trình cải cách từng phần của Bắc Triều Tiên đã làm tăng vai trò của [[thị trường]] trong nền kinh tế. Mặc dù hiện nay nước này chưa chính thức công bố chính sách [[tư nhân hoá]] các [[trang trại]] và [[công ty quốc doanh]], nhưng một số [[đạo luật]] đã được ban hành để đưa đất nước phát triển theo hướng kinh tế thị trường<ref name=autogenerated11>{{chú thích web|url=http://vneconomy.vn/67859P0C99/kinh-te-trieu-tien-co-dau-hieu-mo-cua.htm |title=VnEconomy - Kinh tế Triều Tiên có dấu hiệu mở cửa - Thế giới |publisher=Vneconomy.vn |date=2007-07-26 |accessdate=2013-09-22}}</ref>. Bắc Triều Tiên từng tuyên bố sẽ mở một đặc khu kinh tế trên hai hòn đảo gần biên giới với [[Trung Quốc]]<ref name=autogenerated9 /> điều đó cho thấy cũng đã có những dấu hiệu manh nha của [[kinh tế thị trường]] tại Bắc Triều Tiên <ref name=vne2/>.
Dòng 289:
Những trận lũ lụt trong tháng 7 năm [[1995]] được mô tả là có quy mô như [[trận hồng thủy]] trong [[Kinh Thánh]]<ref>The Two Koreas: A Contemporary History", Don Oberdorfer. Warner Books 1997</ref>, khi lũ lụt tàn phá quốc gia này giai đoạn năm 1995-1996, đất canh tác, [[thu hoạch]], dự trữ ngũ cốc, xã hội và cơ sở hạ tầng kinh tế đã bị phá hủy, giữa tháng bảy 30 và 18 tháng 8 năm 1995, cơn mưa xối xả đã gây ra lũ lụt tàn phá Bắc Triều Tiên. Trong một khu vực, trong huyện Pyongsan thuộc tỉnh Bắc Hwanghae đã có lượng mưa 877&nbsp;mm hay gần một mét mưa được ghi nhận chỉ trong bảy giờ, một cường độ có thể có mưa chưa từng có trong khu vực này nước dòng chảy trong sông [[Áp Lục]] chảy dọc theo biên giới Triều Tiên/Trung Quốc, đã được ước tính khoảng 4,8 tỷ tấn trong khoảng thời gian 72 giờ, lũ lụt của cường độ này đã không được ghi nhận trong ít nhất 70 năm<ref>UN Department of Humanitarian Affairs, "United Nations Consolidated UN Inter-Agency Appeal for Flood-Related Emergency Humanitarian Assistance to the Democratic People’s Republic of Korea (DPKR) 1 July 1996-31 March 1997" April 1996, reproduced on http://www.reliefweb.int/ocha_ol/pub/appeals/96appeals/dprk/prk_atxl.html#top</ref>. Các vấn đề lớn gây ra bởi lũ lụt không chỉ phá hủy đất trồng và mùa màng, mà còn mất dự trữ gạo khẩn cấp, do phần lớn lượng dữ trữ này được lưu kho dưới lòng đất, lũ lụt năm 1994 và 1995 đã phá hủy khoảng 1,5 triệu tấn dự trữ ngũ cốc<ref>UN Department of Humanitarian Affairs, "Consolidated UN Inter Agency-Appeal, 1 July 1996-21 March 1997</ref>, và 1,2 triệu tấn (12%) sản lượng ngũ cốc đã bị mất trong lũ năm 1995<ref>UN Department of Humanitarian Affairs, "Status of Public Health-Democratic People’s Republic of Korea, April 1997" retrieved at http://www.cdc.gov/mmwr.preview.mmwrhtml.00048030.htm#top</ref>
 
Vào năm [[2007]], những trận lụt trong năm 2007 đã phá hủy nặng nề hơn 1/10 đất trồng trọt, trong đó có hơn 11% [[cánh đồng]] [[lúa]] và [[ngô]] bị [[ngập nước]] hoặc cuốn trôi<ref>{{chú thích web|url=http://vietbao.vn/The-gioi/Lu-lut-tan-pha-nong-nghiep-CHDCND-Trieu-Tien/70094764/159/ |title=Lũ lụt tàn phá nông nghiệp CHDCND Triều Tiên |publisher=Vietbao.vn |date= |accessdate=2013-09-22}}</ref><ref>{{chú thích web|url=http://www.tin247.com/lu_lut_tan_pha_nong_nghiep_chdcnd_trieu_tien-2-124188.html |title=Lũ lụt tàn phá nông nghiệp CHDCND Triều Tiên |publisher=Tin247.com |date= |accessdate=2013-09-22}}</ref> và tính chung, nước này bị mất tới 1 phần tư sản lượng lương thực do các trận lũ lụt<ref name="autogenerated39">{{chú thích web|url=http://www.rfi.fr/actuvi/articles/102/article_70.asp |title=RFI - Các tổ chức phi chính phủ lo ngại nạn đói lại xẩy ra |publisher=Rfi.fr |date= |accessdate=2013-09-22}}</ref> và vấn đề thiếu lương thực kinh niên của nước này nay lại càng trầm trọng hơn bởi ảnh hưởng của mưa bão trong tháng 6 và 7 năm 2011, những trận [[xoáy thuận nhiệt đới|bão nhiệt đới]] đã gây thiệt hại [[mùa màng]], [[hoa màu]] khoảng 60.000 ha<ref name=autogenerated16 /> thậm chí là 650.000 ha đất nông nghiệp ở tỉnh [[Hwanghaee]], miền Nam nước này đã ngập sâu trong nước<ref name=autogenerated1>{{chú thích web|url=http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=25&ID=105505&Code=0WIY105505 |title=Lũ lụt nghiêm trọng trên bán đảo Triều Tiên |publisher=Monre.gov.vn |date=2003-12-29 |accessdate=2013-09-22}}</ref> (trong đó hơn 20.000 ha [[đất nông nghiệp]] bị nhấn chìm và phá hủy<ref>{{chú thích web|author=dT(); |url=http://vov.vn/Home/Mua-lu-tai-Trieu-Tien-va-Trung-Quoc/20117/180718.vov |title=Mưa lũ tại Triều Tiên và Trung Quốc - Mua lu tai Trieu Tien va Trung Quoc - VOVNEWS.VN |publisher=Vov.vn |date= |accessdate=2013-09-22|archiveurl=https://archive.is/I7Gb|archivedate=2012-07-18}}</ref>), giá các mặt hàng [[rau]], [[củ]] [[quả]] tăng đáng kể từ 10 đến 35% do nguồn cung bị hạn chế bởi một phần diện tích trồng trọt bị ngập sâu trong nước<ref name=autogenerated1 />, giá các loại rau phổ biến như [[cải bắp]], [[củ cải (cây)|củ cải]] đã tăng cao gấp 3 lần, một loạt yếu tố khiến tình hình thiếu thực phẩm sẽ bi đát hơn đối với người dân. Mùa đông đặc biệt khắc nghiệt đã phá hủy mùa [[đại mạch|lúa mạch]] và [[lúa mì]], kế đến là bệnh [[lở mồm long móng]] ảnh hưởng đến đàn [[súc vật]].<ref name=autogenerated13 />
 
Do thiên tai lũ lụt thường xuyên, đặc biệt là trận lụt năm [[2012]], khiến sản lượng sản xuất ngũ cốc của Bắc Triều Tiên gần như không đáng kể, các cánh đồng những năm vừa qua đều bị thiệt hại do thời tiết lạnh giá, nước này còn gặp phải hạn hán nặng nề vào mùa xuân, tiếp đó là những trận bão lũ lớn vào mùa hè. Theo Liên hiệp quốc, cuộc sống của hàng triệu người dân Triều Tiên hiện vẫn rất chật vật, cho dù sản lượng lương thực của nước này có tăng. Thời tiết bất lợi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người Triều Tiên, vào tháng 9 năm 2012, mưa lớn đã khiến hàng chục người dân nước này thiệt mạng, hàng ngàn người mất nhà cửa<ref name="dantri3">{{chú thích web|url=http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-trieu-tien-1-nam-duoi-thoi-kim-ong-un-677594.htm}}</ref>.
Dòng 446:
 
Một gia đình kiếm được hơn 300-400 USD/ tháng đã được coi là khá dư giả. Còn những người thu nhập hàng ngàn USD là giàu có<ref name="vietnamnet.vn"/>. Có thời gian mặc dù gặp các vấn đề lớn về kinh tế, nhưng [[chất lượng cuộc sống]] ở đất nước này đang được cải thiện và mức lương tăng lên đều đặn<ref>{{chú thích báo|url=http://www.hani.co.kr/arti/english_edition/e_international/212761.html|title=<nowiki>[</nowiki>Feature<nowiki>]</nowiki> In reclusive North, signs of economic liberalization|last=Ryu|first=Yi-geun|coauthors=Daniel Rakove|date=2007-05-30|work=The Hankyoreh|publisher=The Hankyoreh Media Company|accessdate=2009-07-04}}</ref>.
Khẩu phần [[thực phẩm]], [[nhà|nhà ở]], [[y tế]] và [[giáo dục]] được cung cấp miễn phí từ nhà nước<ref>{{chú thích web|url=http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/profiles/North_Korea.pdf|title=COUNTRY PROFILE: NORTH KOREA |date=July 2007|publisher=Library of Congress – Federal Research Division|accessdate=2009-07-04|archiveurl=http://web.archive.org/web/20050226190621/http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/profiles/North_Korea.pdf|archivedate=2005-02-26}}</ref>, Bắc Triều Tiên là một trong những quốc gia có học thức cao nhất trên thế giới, với một tỷ lệ biết chữ trung bình là 99%<ref name="cia-kn">{{chú thích web|url=https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/kn.html#Econ |title=Korea, North |accessdate=2010-05-17 |year=2009 | work=The World Factbook}}</ref> việc nộp [[thuế]] đã bị bãi bỏ từ ngày [[1 tháng 4|01 tháng 4]] năm [[1974]]<ref>{{chú thích web|url=http://www.globalsecurity.org/wmd/library/news/dprk/2006/dprk-060321-kcna03.htm |title=DPRK--Only Tax-free Country |accessdate=2009-06-19}}</ref>. Thậm chí cho đến ngày nay khi có thời điểm kinh tế Triều Tiên cải thiện, [[công nhân]] còn nhận được tiền lương từ Hệ thống phân phối quốc gia<ref name="vnexpress6"/> Mặc dù bị cấm vận, Bắc Triều Tiên có một dịch vụ y tế quốc gia và hệ thống bảo hiểm y tế khá tốt<ref>[http://web.archive.org/web/20050226190621/http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/profiles/North_Korea.pdf Library of Congress country study], see p. 8 - Health</ref>. Bắc Triều Tiên dành 3% tổng sản phẩm quốc nội về chăm sóc sức khỏe. Bắt đầu từ những năm 1950, Bắc Triều Tiên nhấn mạnh về chăm sóc y tế, và giữa năm [[1955]] và [[1986]], số lượng [[bệnh viện]] đã tăng từ 285 đến 2.401 và số lượng [[phòng khám]] từ 1.020 lên 5.644<ref>[http://country-studies.com/north-korea/public-health.html North Korea Public Health], Country Studies</ref>. Có các bệnh viện riêng cho các nhà máy và các mỏ. Kể từ [[1979]], [[y học truyền thống]] được nhấn mạnh nhấn mạnh và đưa vào việc chữa trị nhiều hơn.
 
Triều Tiên từng cung cấp thực phẩm cho người dân và thực phẩm được chia theo khẩu phần. Trong những năm sau này, Hệ thống phân phối lương thực quốc doanh được đưa trở lại hoạt động, hệ thống này phân phối khoảng 0,2 [[kilôgam|kg]] [[gạo]], [[ngô]] mỗi ngày cho cư dân [[thành phố]], thành phần chiếm 70% trong tổng số 22 triệu dân của Bắc Triều Tiên, việc cung cấp khẩu phần lương thực đã bị ngưng hồi nạn đói đầu những năm 1990 đã được đưa trở lại hoạt động. Hệ thống này cung cấp ngô hoặc gạo để người dân nấu [[cháo]] một khẩu phần chính trong [[bữa ăn]] hàng ngày của người dân Bắc Triều Tiên (có giai doan khẩu phần của nhà nước cho mỗi đầu người chỉ còn 200g một ngày)<ref name=autogenerated18 />. Trước tình hình thất bát mùa màng và nạn đói, nền nông nghiệp Bắc Triều Tiên cũng phải dựa nhiều vào viện trợ lương thực bên ngoài để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân<ref name="vnexpress6"/>.
Dòng 495:
Bắc Triều Tiên cũng đã áp dụng một số biện pháp mới nhằm cải thiện môi trường [[Đầu tư (kinh tế học)|đầu tư]] trong nước để thu hút đầu tư nước ngoài, cử đoàn đi các nước để vận động đầu tư, thương mại, khảo sát học tập kinh nghiệm, tìm biện pháp tăng lượng xuất khẩu, thực hiện xây dựng đặc khu hành chính [[Tân Nghĩa Châu]], [[khu du lịch Kim Cương]], khu công nghiệp Khai Thành (Keasong), khởi công tuyến [[đường ray|đường sắt]], đường bộ nối hai miền với Trung Quốc, Nga, [[Châu Âu]]…<ref name=autogenerated33 /> Bắc Triều Tiên đã cho phép [[đầu tư trực tiếp của nước ngoài]] ([[Đầu tư trực tiếp nước ngoài|FDI]]) vào nước này từ năm 80 của thập kỷ trước. Tuy nhiên hoạt động đầu tư của nước ngoài vào Bắc Triều Tiên vẫn gặp nhiều trở ngại do lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Suốt thời gian qua, vốn FDI vào Triều Tiên chủ yếu từ hai kênh là Trung Quốc và Hàn Quốc vì lý do địa chính trị. Hiện nay, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Triều Tiên và cũng là [[đối tác thương mại]] chủ yếu và cũng là nước đầu tư lớn nhất vào Triều Tiên, đặc biệt trong lĩnh vực khai khoáng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Bắc Triều Tiên và khoảng 20 [[công ty]] của nước này đang hoạt động trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, thu hút và giải quyết việc làm cho 13 nghìn lao động tại chỗ<ref name=autogenerated11 />
 
Ngoại thương có vai trò rất quan trọng đối với Bình Nhưỡng, nếu quan hệ thương mại với các nước bị ngừng trệ, kinh tế Bắc Triều Tiên sẽ suy thoái mạnh hơn. Kinh tế Bắc Triều Tiên tăng trưởng 3,5% hàng năm trong giai đoạn từ năm 2000-2004 nhờ hợp tác thương mại với Trung Quốc, nếu Bắc Kinh ngừng giao dịch thương mại, Bình Nhưỡng sẽ gặp khó khăn kinh tế. Ngoài ra, nếu các dự án hợp tác kinh tế liên Triều bị ngừng trệ, nguồn thu ngoại tệ của Bình Nhưỡng giảm mạnh. Bắc Triều Tiên từng thu 13,5 triệu USD/năm từ dự án hợp tác khai thác khu du lịch vùng [[kŭmgangsan|núi Kim Cương]] và đã thu tổng cộng 20 triệu USD từ dự án phát triển [[khu công nghiệp Kaesong]] liên doanh với Hàn Quốc.<ref>[httphttps://archive.is/20120722070932/vov.vn/Home/CHDCND-Trieu-Tien-Du-doan-kinh-te-suy-giam-manh/200610/44899.vov CHDCND Triều Tiên: Dự đoán kinh tế suy giảm mạnh - CHDCND Trieu Tien: Du doan kinh te suy giam manh - VOVNEWS.VN]{{dead link|date=September 2013}}</ref> Phương Tây cũng nhìn về thị trường Bắc Triều Tiên với lực lượng lao động chuyên cần và chi phí trả [[Lương (kinh tế học)|lương]] không cao, có các nguồn [[tài nguyên thiên nhiên]] phong phú, có tiềm năng để phát triển nếu được phép thâm nhập vào các thị trường trên thế giới và tự do vay [[tư bản|vốn]]. Một số các công ty phương Tây cũng đầu tư vào Bắc Triều Tiên khi mở các [[nhà hàng]] cỡ nhỏ và các doanh nghiệp khác, bao gồm [[khách sạn]], [[điện thoại di động]] và các hoạt động [[tín dụng]] vi mô.<ref name=autogenerated4 /> Bắc Triều Tiên cũng có lịch sử hợp tác lâu dài với các quốc gia nước ngoài về các lĩnh vực làm [[bia]]. Nhãn hiệu bia Teadong River lần đầu tiên ra đời sau khi Bình Nhưỡng mua lại nhà máy bia Ushers từ Tây Nam nước [[Anh]] từ năm [[2000]]<ref>[http://m.baodatviet.vn/Home/thegioi/Chu-tich-Trieu-Tien-muon-xay-nha-may-bia-tai-Nga/20118/164238.datviet BAODATVIET.VN | Chủ tịch Triều Tiên muốn xây nhà máy bia tại Nga<!-- Bot generated title -->]</ref>
 
===Xuất nhập khẩu===