Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim Ai Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{đang viết}}
{{Thông tin nhân vật hoàng gia
| tên = Kim Ai Tông (金哀宗)
Hàng 97 ⟶ 96:
 
== Thái châu vong quốc ==
{{Bài chính|Trận Thái châu (1233-1234}}
 
Kim chủ bị [[Bồ Sát Quan Nô]] cấm cố lấy làm phẫn nộ, liền liên hệ với nội thị [[Tống Khuê]], Phụng ngự nữ [[Hề Liệt Hoàn Xuất]], [[Ô Cổ Tôn Ái Thực]] cùng nhau diệt tặc và chuyển đến Thái châu. Lúc đó Thái, Trần, Tức, Dĩnh đẳng châu tiện nghi tổng soái [[Ô Khố Lý Hạo]] vận chuyển 400 đấu mì đến Quy Đức cũng khuyên Kim chủ về nam. Tháng 6 ÂL năm đó, [[Bồ Sát Quan Nô]] từ Bạch châu về Quy Đức can ngăn không cho Kim chủ về nam, lại nói với bộ chúng
:''Ai còn bàn chuyện nam thiên thì sẽ chém''.
 
Kim chủ tức giận, cùng bọn [[Tống Khuê]] lập mưu vờ triệu tể tướng nghị sự và cử [[Ôn Xước]], [[Ái Thực]] mai phục sẵn trong Chiếu Bích đường, khi Quan Nô vào cung thì bị đâm chết tức thì. Kim chủ hạ lệnh vỗ về Trung Hiếu quân của [[Bồ Sát Quan Nô]], để nguyên soái [[Vương Bích]] trấn giữ Quy Đức, còn mình lui về Thái châu<ref name="TTTTG167" />. Dùng [[Hoàn Nhan Trọng Đức]] làm Thượng thư hữu thừa, Tổng lĩnh hành tỉnh viện sự, [[Ô Khố Lý Hạo]] làm Ngự sử đại phu, [[Trương Thiên Cương]] quyền Tham tri chính sự, [[Lý Tiểu Lạc]] làm Thiêm thư Xu mật viện sự.
 
Mùa hạ năm đó, quân Mông tiến công Lạc Dương, tướng giữ thành Cường Thân bị bắt và tuẫn tiết. Không lâu sau, Tống đình cử [[Mạnh Củng]] đưa quân từ Tảo Dương đánh Đường châu, giết tướng Kim [[Vũ Thiên Tích]], [[Ô Khố Lý Hắc Hán]], chiếm Đường châu rồi đánh sang Thuận Dương, tướng Kim [[Vũ Tiên]] phải chạy sang Mã Đăng Sơn rồi bị quân lính giết chết, hơn bảy vạn quân Kim đầu hàng người Tống. Tháng 10 ÂL, Tống đình quyết định liên kết với tướng Mông [[Tháp Sát Nhi]] cùng đánh Kim, cử [[Mạnh Củng]] làm thống chế Giang Hải đem 2 vạn quân vận chuyển 30 vạn thạch mì về Thái châu hội hợp với người Mông. Kim chủ Thủ Tự lệnh [[Hoàn Nhan A Hổ]] đến Tống xin lương thực và sai A Hổ chuyển lời trách cứ Tống rằng
:''Quý quốc phụ lòng của trẫm. Từ lúc trẫm tức vị đến nay luôn ngăn biên tướng không xâm phạm biên giới phía nam, biên thần nếu gây việc can qua đều bị trách cứ nặng nề, lấy được châu nào của Tống thì cũng trả lại cả. Gần đây Kim bị nguy cấp thì Tống công đánh Thọ châu, Đặng châu, Đường châu, cướp đất của ta. Phải biết rằng [[Mông Cổ]] đã diệt 40 nước rồi đến Tây Hạ. Hạ mất rồi thì đến ta. Ta mà mất rồi thì Tống cũng khó bảo toàn. Môi hở răng lạnh, tự nhiên chi lý. Chi bằng biết liên hợp với nhau, đỡ đần lúc khó khăn, giúp người cũng là giúp mình''.
 
Tống đình không nghe<ref name="TTTTG167" />. Lúc đó Ma Tông ở Từ châu cũng đã hàng Mông Cổ. Tháp Tề Nhi thấy quân Tống đến giúp liền tăng cường chuẩn bị công cụ, tiếng chẻ gỗ vọng vào thành, người trong thành khiếp sợ, bàn nhau ra hàng. Thượng thư hữu thừa Hoàn Nhan Trọng Đức cả ngày không về doanh trại, đứng ngoài trời ra sức khuyên nhủ quân dân, khiến cho lòng người phấn chấn trở lại, quyết tâm giữ thành.
 
Tháng 9 ÂL Tháp Sát Nhi đêm mấy trăm kỵ binh lập trại ở phía đông thành, lại bị quân Kim đẩy lui. Từ đây quân Mông Cổ không tấn công, mà chia ra đắp lũy vây khốn. Tháng 11 ÂL, do trong thành Thái châu thiếu hụt dân đinh, phải dùng cả những phụ nữ khỏe mạnh vận chuyển gỗ đá, Kim chủ đích thân phủ dụ bọn họ. Quân Kim từ cửa đông ra đánh, [[Mạnh Củng]] chặn đường lui của họ, thu hàng tất cả, dò hỏi được tình hình đói kém trong thành. Củng đề nghị giữ chắc vòng vây, đề phòng quân Kim quẫn bách xông ra; hẹn với Tháp Tề Nhi chia 2 mặt nam – bắc đánh thành, không xâm phạm lẫn nhau. [[Tháp Sát Nhi]] sai Trương Nhu đưa 5000 quân trèo lên thành, Nhu bị tên bắn trúng chi chít như lông nhím, Củng sai bộ tướng đưa quân giúp cứu Nhu ra<ref name="TTTTG167" />.
 
Tháng 12 ÂL, quân Tống do [[Mạnh Củng]] chỉ huy đánh chiếm được Sài Đàm Lâu, [[Mạnh Củng]] cho quân xẻ mương dẫn nước đi nơi khác để quân Kim bị thiếu nước rồi đánh mạnh vào thành ngoài. Người Kim ép già trẻ làm việc nấu dầu, gọi là pháo dầu người, mọi người không kham nổi khổ sở, Mạnh Củng bèn sai đạo sĩ thuyết phục họ dừng lại. Kim soái Phú Châu Lý Trung Lạc Sách soái 500 tinh binh, trong đêm ra cửa tây, mỗi người đều đem theo củi tẩm dầu, muốn thiêu trại và pháo cụ của liên quân. Quân Mông Cổ phát hiện đầu tiên, vừa kịp náu mình, vừa kịp kéo hơn trăm cây nỏ cứng. Lửa cháy thì tên cũng bắn, quân Kim tử thương rất nhiều, chỉ có Lạc Sách chạy thoát. Liên quân hợp công hạ được thành tây, nhân đó trèo vào. Từ trước Hoàn Nhan Trọng Đức đã cho lập trại đào hào để phòng bị, khiến liên quân không thể vào tiếp, bèn dựng rào ở trên thành để giữ. Trọng Đức điều 300 tinh binh, đêm ngày chống cự. Kim chủ muốn xông ra từ thành đông, bị rào cản lại, giao chiến với liên quân một chập mới chạy thoát trở về, giết ngựa để khao tướng sĩ, thừa nhận không có cách gì để đột vây. Tướng Kim [[Hoàn Nhan Hốt Tà Hổ]] tìm cách bố trí phòng ngự ở thành trong. Kim chủ biết thế nguy cấp nên khóc lóc nói với thị thần
:''Ta giữ chức Kim tử mười năm, thái tử cũng mười năm, làm Kim chủ mười năm, từ đó đến nay không làm điều gì đại ác, có chết cũng không hận. Chỉ hận một điều rằng tổ tông truyền nối đã hơn 100 năm mà đến ta thì phải diệt vong, thì thực hận quá. Tự cổ đến nay quân chủ mất nước đều là hàng hoang dâm bạo loạn, chỉ có mình ta là khác họ thôi''.<ref name="TTTTG167" />
 
Lại nói tiếp
:''Vong quốc chi quân, người thì bị tù tội, người bị giết hại, người bị làm nhục, người bị đày vào không cốc. Trẫm quyết không như thế. Vua chết vì xã tắc vì chính nghĩa, chứ quyết không làm nô lệ cho kẻ khác.''
 
Nói xong, nước mắt lưng tròng, truyền lấy vàng bạc phân phát tướng sĩ và giết con ngựa của mình để khao quân.
 
Ngày 9 tháng 1 ÂL (tức [[8 tháng 2]]), năm [[1234]], tức Tống Đoan Bình niên thứ nhất, Kim Thiên Hưng năm thứ ba, Mông Thái Tông năm thứ sáu, quân Mông Cổ phá thành tây làm ra 5 cửa tiến vào, tấn công gay gắt, đến chiều mới lui, còn lớn tiếng nói ngày mai đánh tiếp. Đêm hôm đó, Kim chủ Thủ Tự cho triệu nguyên soái [[Hoàn Nhan Thừa Lân]]<ref>Thừa Lân là con cháu của [[Kim Thái Tổ]], em trai [[Bạch Triệt]].</ref> vào cung để truyền ngôi. Thừa Lân khóc không dám nhận, Kim chủ nói
 
:''Trẫm sở dĩ đem ngôi báu nhường cho khanh là vì vạn bất đắc dĩ. Trẫm thì cơ thể béo đẫy chả ngựa nào chịu nổi, còn khanh tài giỏi thao lược, nếu vạn nhất mà thoát được thì tông miếu giữ được, đó chính là ý của trẫm''<ref name="TTTTG167" />.
 
Sáng hôm đó, [[Hoàn Nhan Thừa Lân]] lên ngôi, tức là [[Kim Mạt Đế]]. Vừa lúc đó quân Tống đánh vào thành nam. [[Hoàn Nhan Hốt Tà Hổ]] cùng khoảng 1000 quân ra nghênh chiến, quân lính bị thương vong gần hết. Kim chủ Thủ Tự tuyệt vọng liền lui về Lan Hiên tự vẫn. Năm đó Kim chủ được 37 tuổi, giữ ngôi 11 năm. [[Hoàn Nhan Hốt Tà Hổ]] được tin, nói với tướng sĩ
:''Chúa thượng đã băng, ta còn chiến đấu vì cái gì nữa. Nhưng ta có chết cũng phải chết rõ ràng không chết trong loạn binh. Nay ta đi theo chủ thượng, các ông hãy tự mà lo liệu lấy''.
 
Nói xong nhảy xuống nước tự tận. Quân sĩ đều đồng thanh
:''Tướng công tuẫn quốc, chúng tôi lẽ nào còn tham sống''
 
Rồi hơn 500 người cùng nhau tuẫn tiết. [[Hoàn Nhan Thừa Lân]] lui về giữ Tử Thành, nghe tin Kim chủ tồ, khóc than một hồi rồi nói
:''Tiên đế ở ngôi 10 năm, cần kiệm khoan nhân, có chí khôi phục nghiệp cũ, nhưng chí chưa thành mà đã mất, thực là ai oán, nên truy trụy là Ai''.
 
Lễ tôn thụy vừa xong thì liên quân đánh vào, [[Hoàn Nhan Thừa Lân]] chết trong loạn quân<ref name="TTTTG167" />. [[Hoàn Nhan Phong Sơn]] theo di chiếu đã cho hỏa thiêu di hài Kim chủ. Tướng Tống Giang Hải vào cung bắt được tham chính [[Trương Thiên Cương]]. [[Mạnh Củng]] vào hỏi nơi ở của Kim chủ thì mới biết Kim chủ đã chết. [[Mạnh Củng]] cho quân dập lửa và nhìn thấy thi hài khô đét của Kim chủ. Rồi cùng [[Tháp Sát Nhi]] đem hài cốt Kim chủ và vàng bạc châu báu của Kim chia làm hai, mỗi bên lấy một, lấy tây bắc Trần Thái làm ranh giới, bắc thuộc Mông, nam thuộc Tống. Nước Kim diệt vong. Tháng 4 ÂL, [[Trương Thiên Cương]] cùng phần thi hài Ai Tông bị đưa về Tống. Tri Lâm An phủ [[Tiết Quỳnh]] vấn tội Thiên Cương, Thiên Cương tỏ ra bất khuất và hỏi vặn việc triều Tống mất nhị đế khi trước. Quần thần nước Tống ép Thiên Cương viết tờ biểu thú tội, coi Ai Tông như một chủ rợ, Thiên Cương không nghe và ghi và hộp đứng hài cốt bốn chữ ''cố chủ tuẫn quốc''. Thi hài Ai Tông bị đưa vào kho ngục Đại lý tự. Nước Kim từ [[Kim Thái Tổ|Thái Tổ A Cốt Đả]] đến Ai Tông là được gần 120 năm, trải 6 đời, truyền 9 chủ.
 
== Chú thích ==