Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 41:
Trong Mặt trận thì có ba khuynh hướng: nhóm ôn hòa muốn hợp tác với chính phủ (Lâm Thành Nguyên, [[Trình Minh Thế]]), nhóm trung lập ([[Nguyễn Thành Phương]]) và nhóm chống chính phủ (Lê Văn Viễn, [[Lê Quang Vinh]]). Đêm [[29 tháng 3]], nhóm Lê Văn Viễn nổ súng nã vào Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia ở số 606 đại lộ Trần Hưng Đạo nhưng bị đánh bại, phải rút về khu Bình Xuyên cố thủ. Mặt trận từ đó tan rã: Lâm Thành Nguyên, Trình Minh Thế, Nguyễn Thành Phương đứng hẳn về phe chính phủ Quốc gia. Ngày [[2 tháng 4]], Thủ tướng Diệm lên Đài Phát thanh lên án lực lượng Bình Xuyên mà không đả động đến hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo nữa. Riêng Hộ pháp Phạm Công Tắc không về hợp tác. Trong khi đó bên Mặt trận điện sang Pháp yêu cầu Quốc trưởng Bảo Đại can thiệp để kềm chế Thủ tướng Diệm.<ref name="chiensu" />
 
Ngày [[12 tháng 4]] năm 1955 tại Chánh Hưng, khu Bình Xuyên, Mặt trận cho ra mắt Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia Cách mạng do [[Trịnh Khánh Vàng]], [[Hồ Hữu Tường]] và Nguyễn Văn Thành lãnh đạo, thẳng tay chống lại Quân đội Quốc gia, mở đầu nhiều đợt pháo kích trong đô thành Sài Gòn. Tiếp theo là chiến dịch Hoàng Diệu; lực lượng Bình Xuyên thuthua ở Sài Gòn, rút về Rừng Sác cầm cự đến Tháng 10 thì tổng tham mưu Bình Xuyên bị bắt; Mặt trận hoàn toàn tan rã.<ref name="chiensu" /> Đầu năm 1956 Phạm Công Tắc, chủ tịch Mặt trận phải bỏ [[Tây Ninh]], trốn sang [[Nam Vang]] lưu vong, chấm dứt giai đoạn giáo phái võ trang chống phá chính phủ.
 
==Xem thêm==