Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mizar (sao)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
names=Mizat, Mirza, Mitsar, Vasistha, 79 Ursae Majoris, HR 5054, BD +55 1598A, HD 116656, GCTP 3062.00, SAO 28737, FK5 497, GC 18133, ADS 8891, CCDM J13240+5456, HIP 65378. }}
{{Starbox end}}
'''Mizar''' hay '''Zeta Ursae Majoris''' (ζ UMa / ζ Ursae Majoris), là một hệ 4 [[sao]] nằm ở vị trí thứ hai tính từ cuối cánh tay đòn của chòm sao [[Đại Hùng]]. Tên gọi Mizar có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập ميزر mi'zar, nghĩa là cạp [quần, váy] hay đai. Trong [[tiếng Trung]] nó được gọi là 开阳 (sao Khai Dương).
[[File:Mizar and Alcor.jpg|nhỏ|trái|Mizar và Alcor]]
Với mắt thường người ta cũng có thể nhìn thấy sao mờ đồng hành với nó, về phía đông, có tên gọi là [[Alcor]] hay 80 Ursae Majoris, nằm cách nó 11,8 phút cung về phía đông bắc<ref name =JimKaler1 />. Mizar có [[cấp sao biểu kiến]] 2,06<ref name =JimKaler1>[http://spider.astro.uiuc.edu/~kaler/sow/mizar.html Mizar]</ref> và lớp quang phổ A1 V trong khi Alcor có cấp sao biểu kiến 4,01 và lớp quang phổ A5 V<ref name =JimKaler2>[http://spider.astro.uiuc.edu/~kaler/sow/alcor.html Alcor]</ref>. Các tài liệu Ả Rập viết rằng chỉ những người nào với thị lực tốt mới có thể nhìn thấy sao đồng hành của Mizar. Nhà thiên văn [[Patrick Moore]] đã cho rằng điều này trên thực tế có lẽ để chỉ một ngôi sao khác nằm giữa Mizar và Alcor. Mizar và Alcor nằm cách nhau khoảng 3 [[năm ánh sáng]]<ref name =JimKaler2 />, và cho dù chuyển động thật của chúng chỉ ra rằng chúng chuyển động cùng nhau (chúng đều là các thành viên của [[nhóm chuyển động Ursa Major]]), nhưng khó có thể tin là chúng tạo thành một hệ thống [[sao đôi]] thật sự, mà chỉ đơn giản là [[sao đôi quang học]].
==Các thành phần==
Các thành phần khác của hệ thống Mizar được phát hiện với sự phát minh ra kính thiên văn và quang phổ học; mục tiêu dễ dàng chia tách bằng thị giác Mizar đã trở thành sao đôi đầu tiên được phát hiện bằng kính thiên văn&mdash;có lẽ nhất là do [[Benedetto Castelli]], người vào năm 1617 đã đề nghị [[Galileo Galilei]] quan sát nó. Galileo khi đó đã tạo ra một hồ sơ chi tiết về hệ sao đôi này. Muộn hơn, vào khoảng năm 1650, [[Giovanni Battista Riccioli|Riccioli]] đã viết về Mizar dường như là một sao đôi. Nó bao gồm Mizar A và Mizar B, trong đó cả Mizar A lẫn Mizar B trên thực tế đều lại là các [[sao đôi]]. Hệ sao đôi thứ hai, '''Mizar B''', có cấp sao 3,95<ref name =JimKaler1 /> và lớp quang phổ A5 hay A7<ref name =JimKaler1 />, và nằm trong phạm vi khoảng 500 [[đơn vị thiên văn|AU]] từ hệ sao đôi Mizar A (14 giây cung)<ref name =JimKaler1 />; hai hệ sao đôi này phải mất ít nhất 5.000 năm để xoay quanh nhau<ref name =JimKaler1 />.