Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: Alphama Tool
Dòng 183:
{{chính|Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa}}
{{chính|Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa}}
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem những đảng phái quốc gia thân [[Trung Hoa Dân Quốc]] như [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội|Việt Cách]], [[Việt Nam Quốc dân Đảng|Việt Quốc]] là bọn quốc gia giả hiệu, đầy tớ Quốc dân Đảng, không có liên hệ gì với nhân dân Việt Nam. Ông miêu tả họ là những người không có tổ chức, một nhóm cơ hội tranh giành nhau, tàn dư của các đảng phái quốc gia cũ không có chương trình hành động cơ bản nhưng lại có quá nhiều lãnh tụ.<ref name="patti378">Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nxb Đà Nẵng, 2008, trang 378</ref> Sĩ quan OSS (cơ quan tình báo Mỹ) Archimedes L.A Patti mô tả: "''họ mang theo cao vọng là sẽ nắm trọn quyền lãnh đạo đất nước nhưng lại quá kém về tổ chức và không có được một chương trình hành động ra hồn. Họ đã sống tập trung nhiều năm ở Quảng Tây dưới sự che chở của [[Trương Phát Khuê]] và ngẫu nhiên trở nên chống Pháp. Liên minh Đồng minh Hội đầy tham vọng và rạn nứt, đã bị lạc lõng. Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt cũng tách khỏi liên minh và tìm cách giành cho mình quyền lãnh đạo... Sự chia rẽ đã làm lợi cho Việt Nam suốt trong 6 tháng sau và những người Quốc gia thân Trung Quốc đã tự mình cô lập khỏi đông đảo quần chúng, đúng như Hồ Chí Minh đã dự đoán.''"<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nxb Đà Nẵng, 2008, trang 537 - 538</ref>
 
Trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1945, Việt Minh họp bí mật với Việt Cách (ngày 18/9/1945) và Đại Việt (ngày 19/9/1945). Trong hai cuộc họp này, [[Nguyễn Hải Thần]] đại diện [[Việt Cách]] và [[Nguyễn Tường Tam]] đại diện [[Đại Việt Quốc dân Đảng]] đề nghị Hồ Chí Minh đồng ý hợp nhất Việt Minh với Việt Cách và Đại Việt Quốc dân Đảng. Qua đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh lãnh đạo sẽ nhận được sự ủng hộ về tài chính và chính trị của Trung Hoa Dân quốc. [[Võ Nguyên Giáp]] dứt khoát không đồng ý. Theo ông, những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà, nó chẳng khác gì thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc, nhân dân sẽ ''"chẳng bao giờ chịu bán rẻ sự nghiệp chính nghĩa của họ để đổi lấy đô la Trung Quốc"''.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nxb Đà Nẵng, 2008, trang 544 - 545</ref>
 
Trong một cuộc gặp khác bàn về việc thành lập Chính phủ Liên hiệp, [[Nguyễn Hải Thần]] đề nghị Hồ Chí Minh hợp tác với Việt Quốc, Việt Cách thành lập một chính phủ bao gồm thành viên của Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh và các đảng phái nhỏ khác. Nguyễn Hải Thần sẽ đảm nhận chức Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh làm Phó Chủ tịch. Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh, mỗi đảng nắm giữ 1/4 số ghế Bộ trưởng trong Chính phủ; 1/4 còn lại do các đảng phái nhỏ nắm. Như vậy Việt Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ nhận được sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc chống lại cố gắng của Pháp tái chiếm Việt Nam. Điều làm Quốc dân Đảng Trung Hoa lo sợ nhất là Hồ Chí Minh từng là nhân viên của [[Đệ tam Quốc tế|Quốc tế Cộng sản]] và Việt Minh có khuynh hướng cộng sản. Trước đó, Pháp cũng đã họp với Nguyễn Hải Thần và cho biết Pháp sẽ thực hiện Bản Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 và công nhận một chính phủ của người Việt Nam nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp với điều kiện chính phủ đó không do người cộng sản lãnh đạo.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nxb Đà Nẵng, 2008, trang 603 - 604</ref>
 
Sau một số xung đột, Việt Minh đồng ý hợp tác với các đảng phái Quốc gia như [[Việt Nam Quốc dân Đảng]], [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]], [[Đại Việt Quốc dân Đảng]] thành lập [[Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Chính phủ Liên hiệp Lâm thời]] thay thế [[Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Chính phủ Cách mạng Lâm thời]]. Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành người lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của nội các.<ref>Cecil B. Currey. Chiến thắng bằng mọi giá. trang 177, NXB Thế giới, 2013</ref> Hồ Chí Minh cho rằng nếu không có sự lãnh đạo của Việt Minh thì sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc sẽ thất bại. Việt Quốc và Việt Cách chỉ có thể duy trì một nền độc lập hình thức cho Việt Nam dưới quyền kiểm soát của người Pháp với sự hỗ trợ của Trung Hoa Dân Quốc phù hợp với kế hoạch bóc lột kinh tế Việt Nam của Trung Quốc. Sau khi Trung Hoa Dân quốc đạt được những thỏa thuận với Pháp có lợi cho họ, Việt Quốc, Việt Cách sẽ bị bỏ rơi và bất lực trong việc đối đầu với quân Pháp đổ bộ vào Việt Nam khiến Việt Nam quay lại làm thuộc địa Pháp.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nxb Đà Nẵng, 2008, trang 604 - 605</ref>