Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ Nôm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 16:
Chữ Nôm thuộc loại hình văn tự khối vuông - nghĩa là toàn bộ chữ được cấu tạo trong một ô vuông, được xây dựng trên cơ sở chất liệu là chữ Hán và được đọc theo âm Việt.
 
Chữ Nôm xuất hiện ở Việt Nam khi chữ Hán đã vào Việt Nam và đã được hình thành một cách có hệ thống âm Hán Việt, nên ban đầu chữ Nôm thuần túy ghi âm Việt. Dần dần có những chữ Hán không ghi được âm Hán Việt cho nên các chữ Nôm sáng tạo được ra đời. Khi ý nguyện sáng tạo ra một dạng chữ riêng của người Việt trở nên mạnh mẽ hơn trong [[thời Lê]], những chữ Nôm được tạo ra một cách có ý thức hơn đã giúp cho sự hìnhhìj thành thêm nhiều chữ Nôm mới đủ để biểu đạt được tâm tư, nguyện vọng, tâm hồn và khí phách dân tộc trong các tác phẩm văn chương như thơ, phú, chiếu, cáo, biểu v.v. Sự sáng tạo đó đã để lại cho đời sau những di sản thơ Nôm vô giá từ những bài thơ của [[Nguyễn Hàn Thuyên]] đến [[Quốc âm thi tập]] của [[Nguyễn Trãi]], từ ''[[Hồng Đức quốc âm thi tập]]'' của [[Lê Thánh Tông]] đến ''[[Bạch Vân am thi tập]]'' của [[Nguyễn Bỉnh Khiêm]], từ ''[[Đại Nam quốc sử diễn ca]]'' đến ''[[Đoạn trường tân thanh]]''; từ những bài thất ngôn bát cú thơ Nôm của [[Hồ Xuân Hương]] đến dạng [[song thất lục bát]] trong ''[[Chinh phụ ngâm]]'' của [[Đoàn Thị Điểm]], thơ [[lục bát]] với ''[[Lục Vân Tiên]]'' của [[Nguyễn Đình Chiểu]]. Rồi thơ của [[Nguyễn Khuyến]], [[Tú Xương]], v.v. và không ít những tác phẩm Nôm khuyết danh như [[Thạch Sanh]], [[Trê Cóc]], [[Nhị độ mai]], [[Tấm Cám]], [[Lưu Bình Dương Lễ]], v.v.
 
Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến [[thế kỷ 16]], khi các [[nhà truyền đạo]] phương Tây vào [[Việt Nam]], họ đã dùng kí tự Latinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ [[Quốc ngữ]] bắt đầu ra đời. Chữ Quốc ngữ bằng [[bảng kí tự Latinh|kí tự La Tinh]] dần dần thay thế chữ Hán Nôm do sự đơn giản dễ nhớ dễ học, thêm nữa, chữ Quốc ngữ tỏ ra hữu dụng khi phiên âm được các dấu thanh trong [[tiếng Việt]]. Chữ Nôm còn được dùng cho tới cuối [[thế kỷ 19]] đầu [[thế kỷ 20]], nhưng ngày càng suy yếu trước sự bànhbàj trướng của chữ Quốc ngữwữ.
 
Di sản này hiện nay có nguy cơ tiêu vong. Sau khi chữ Quốc ngữ (dùng mẫu tự Latinh) phổ biến vào đầu [[thế kỷ 20]], chữ Nôm dần dần mai một. Năm [[1920]], chính quyền thực dân [[Pháp]] ra lệnh cấm dùng chữ Nôm. Khi tiến trìnhtrìj Âu hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ và được sự cổ súy của thủ lĩnh các phong trào duy tân đương thời, chữ Quốc ngữ đã trở nên phổ biến và khẳng định chỗ đứng của nó trong hệ thống văn tự mới của dân tộc theo mô hìnhhìj phương Tây, thoát khỏi ảnh hưởng của phương Bắc. Đỉnh cao của chữ Quốc ngữ với [[Thơ mới]] và [[Tự lực văn đoàn]] đã trở thành sự cáo chung đối với văn tự truyền thống.
 
Ngày nay, ở Việt Nam và thế giới rất ít người còn đọc được văn bản chữ Nôm từ nguyên tác. Một phần quan trọng của [[lịch sử Việt Nam]] đã nằm ngoài tầm tay của 80 triệu người nói tiếng Việt.
 
Chữ Quốc ngữ ra đời tuy đơn giản, dễ nhớ dễ học nhưng lại có nhược điểm là hệ thống biểu âm khó diễn đạt hết các từ cùng âm khác nghĩawĩa vốn rất nhiều trong tiếng Hán và tiếng Việt. Vì do này, có nhiều từ Việt bị dùng sai, nhưng do dùng lâu quen và do đó từ sai trở thành từ đúng (ví dụ: "khốn nạn"). Và cũng chínhzính vì việc từ khi sử dụng chữ Quốc ngữ không tiếp tục giảng dạy và học chữ Hán Nôm đã làm cho những thế hệ người Việt ngày nay không còn biết đến chữ Hán Nôm nữa, và không thể đọc được những tư liệu sách vở trong kho di sản Hán-Nôm ngànwàn năm của dân tộc Việt Nam. Chính vì điều đó mà ít có thế hệ người Việt sau này có thể hiểu rõ và dùng đúng tiếng Việt như nghĩa thật sự của nó (vì khoảng 70% tiếng Việt được hình thành từ tiếng [[Hán-Việt]]).
 
Chữ Nôm được đặt ra cũng còn để thỏa mãn nhuju cầu quân sự và chính trị. Căn bản là chữ viết nhìn thì giống như chữ Hán nhưngjưng phát âm và ý nghĩa thì hoàn toàn khác. Do đó khi Trung Quốc muốn tìm hiểu Việt Nam để mưu đồ xâm lăng, họ sẽ phải học thuần tiếng Nôm để thông thạo tình hình và đả thông các văn bản.
 
==Những cách tạo chữ Nôm==