Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Nevada (BB-36)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tấn công Trân Châu Cảng: clean up, replaced: riêng lẽ → riêng lẻ using AWB
n clean up, replaced: lổ → lỗ , thế kỹ → thế kỷ using AWB
Dòng 106:
Neo đậu về phía đuôi chiếc ''Arizona'', và đứng riêng lẻ một mình dọc theo [[đảo Ford]] không cặp chung với bất kỳ chiếc thiết giáp hạm nào khác, nên khác với bảy chiếc kia, ''Nevada'' đã có thể cơ động để thoát ra khỏi cảng.<ref name=DANFS/><ref>''[[USS Pennsylvania (BB-38)|Pennsylvania]]'' đang ở trong ụ tàu vào lúc xảy ra cuộc tấn công. Trong số những chiếc đang buông neo trong hàng thiết giáp hạm (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam), ''Nevada'' neo đậu một mình; ''[[USS Arizona (BB-39)|Arizona]]'' có chiếc tàu sửa chữa ''[[USS Vestal (AR-4)|Vestal]]'' đậu phía ngoài; ''[[USS Tennessee (BB-43)|Tennessee]]'' và ''[[USS West Virginia (BB-48)|West Virginia]]'' được ghép chung với nhau trong khi ''[[USS Maryland (BB-46)|Maryland]]'' được ghép với ''[[USS Oklahoma (BB-37)|Oklahoma]]''. ''[[USS California (BB-44)|California]]'' neo đậu một mình ở cuối hàng, và tương tự như chiếc ''Nevada'', nó cũng đã có thể thoát ra được giống như ''Nevada'' từng làm. Tuy nhiên, ''California'' "đang trải qua đợt kiểm tra cấu trúc và độ kín nước của con tàu không đạt được tối đa" ([http://hazegray.org/danfs/battlesh/bb44.htm California's DANFS entry]), bắt đầu bị chìm ngay khi trúng những quả bom và ngư lôi đầu tiên. Kết quả là nó bị đánh chìm ngay khi trận tấn công bắt đầu chỉ với hai quả bom và hai quả ngư lôi. Để so sánh, ''Nevada'' trúng ít nhất sáu quả bom và một quả ngư lôi, và nó vẫn còn nổi khi nhận được lệnh tự mắc cạn tại Hospital Point.</ref> Khi các xạ thủ phòng không nổ súng và các kỹ sư bắt đầu nâng áp lực hơi nước, một quả [[ngư lôi]] [[Kiểu 91 (ngư lôi)|Kiểu 91]] 46&nbsp;cm (18 inch) duy nhất<ref name="Fitz1982"/> phát nổ ở khung số 41 khoảng 4&nbsp;m (14&nbsp;ft) bên trên lườn vào lúc 8 giờ 10 phút.<ref name="wallin">Wallin (1968), trang 212</ref> Đai giáp chống ngư lôi đã chịu đựng được, nhưng các vết rò rỉ qua các chỗ nối đã gây ngập khiến con tàu nghiêng từ 4 đến 5 độ.<ref name="wallin"/> ''Nevada'' chỉnh lại độ nghiêng của con tàu bằng cách cho ngập các ngăn đối xứng và bắt đầu khởi hành lúc 8 giờ 40 phút,<ref name="wallin"/> và đến lúc đó xạ thủ phòng không trên chiếc ''Nevada'' đã bắn rơi được bốn máy bay đối phương.<ref name=report/>
 
Khi nó đi ngang cầu tàu Ten-Ten<ref>Tên được đặt theo chiều dài của nó, 1010 ft. (308 m)</ref> lúc khoảng 9 giờ 50 phút, ''Nevada'' bị đánh trúng năm quả bom. Một quả bom phát nổ bên trên bếp dành cho thủy thủ đoàn ở khung 80; một quả khác đánh trúng mạn trái và phát nổ ở sàn bên trên; thêm một quả bom nữa đánh trúng gần tháp pháo số 1 gây thủng những lổlỗ lớn ở sàn bên trên và sàn chính. Hai quả bom đánh trúng tháp chỉ huy phía trước gần ngăn số 15; một quả xuyên ra ngoài qua hông sàn tàu thứ hai trước khi phát nổ, nhưng quả thứ hai phát nổ bên trong tàu gần các thùng chứa xăng; sự rò rỉ và hơi xăng từ thùng này đã gây ra các đám cháy dữ dội quanh con tàu.<ref name="wallin"/>
 
Các đám cháy xăng bùng phát chung quanh tháp súng số 1 có thể đã gây ra những hư hại nghiêm trọng nếu như các hầm pháo chính không trống rỗng. Nhiều ngày trước khi cuộc tấn công diễn ra, tất cả các khẩu đội pháo 356&nbsp;mm (14 inch) trên những chiếc thiết giáp hạm được thay thế những đầu đạn tiêu chuẩn bởi những đầu đạn nặng hơn, cho phép có độ đâm xuyên tốt hơn và chứa một lượng thuốc nổ lớn hơn, đánh đổi với việc có tầm bắn bị giảm đi đôi chút. Tất cả các đầu đạn và thuốc nổ cũ được dỡ bỏ khỏi các hầm đạn trên chiếc ''Nevada'', và thủy thủ đoàn đang dừng nghỉ sau khi chất nạp xong kiểu đầu đạn mới trước khi tiếp tục nạp thuốc nổ trong ngày Chủ nhật hôm đó.<ref name="proceedings">Sabin, L. A., Vice Admiral, USN. "Comment and Discussion", ''United States Naval Institute Proceedings'', tháng 9 năm 1973, trang 97.</ref>