Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{tầm nhìn hẹp}}
'''Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên''', '''phong tục thờ cúng tổ tiên''' hay còn gọi được gọi khái quát là '''Đạo Ông Bà''' là tục lệ thờ [[cúng]] những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên, của nhiều dân tộc [[Châu Á]] và đặc biệt phát triển trong [[văn hóa Việt Nam|văn hóa Việt]] và [[văn hóa Trung Quốc|văn hóa Trung Hoa]]. Đối với người Việt, [[Phong tục thờ cúng tổ tiên (Việt Nam)|Phong tục thờ cúng tổ tiên]] gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có [[bàn thờ]] tổ tiên trong nhà.
 
== Ngày tang lễ ==
Dòng 10:
* Với những người bị chết đuối, khi cứu chữa kiêng để cha mẹ hay người thân thích đến gần vì nếu có mặt người thân thì chắc chắn vô phương cứu chữa.
* Khi gặp người chết ngoài đường, kiêng đưa xác về nhà vì có âm khí sẽ không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà.
: Thân nhân người chết phải tổ chức tang lễ tại nơi chết hoặc dựng lán ngoài đồng để làm lễ. Người chết do tai nạn tàu xe, sông nước... thì phải [[cúng]] lễ trực tiếp nơi bị nạn.
* Với những người treo cổ tự tử thì phải chém đứt dây mà không tháo dây vì mối oan nghiệt mới dứt, tránh bị họa chết.
* Khi con cái mất trước cha mẹ thì cha mẹ kiêng đưa tang con vì con cái mất trước là nghịch cảnh, bất hiếu, gây nhiều đau thương. Cha mẹ có thể đau buồn mà ngất trên đường đi đưa ma, ảnh hưởng tính mạng nên phải làm vậy để vơi nỗi buồn, tránh trùng tang.
* Khi chôn cất thì kiêng dùng quần áo hay đồ dùng của người còn sống cho người mất vì như vậy là người mất đã mang đi một phần của người sống, khiến người sống có thể bị ngớ ngẩn, hay quên. Đồng thời người sống cũng kiêng nằm giường thừa, mặc quần áo thừa, dùng đồ thừa của người chết để lại.
* Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn và cũng tránh ''quỷ nhập tràng'', vì vậy người khâm niệmliệm không được khóc. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.
* Người dự đám tang chỉ mặc đồ đen trắng, tránh ăn mặc lố lăng, lòe loẹt, hở hang, không cười nói quá lớn, nô đùa gây ầm ĩ.
* Con cháu phải canh giữ thi hài ngày đêm, tránh để chó, mèo hay vật nuôi di chuyển qua để tránh hiện tượng ''quỷ nhập tràng''.
* Ở những gia đình mà có người già mất, chập tối phải đóng cửa, kiêng trả lời nếu chưa nhận tiếng gọi người đứng ngoài cổng. Sở dĩ là do theo tín ngưỡng dân gian, người già mới mất còn quyến luyến con cháu, tối về gọi con cháu và sẽ bắt theo những ai thưa.
* Người cao tuổigià, phụ nữ có thai, trẻ em hoặc những ai bị [[chó dại]] cắn kiêng dự lễ khâm liệm, an táng và [[cải táng]] vì có thể bị nhiễm hơi lạnh từ thi thể người mất mà ốm bệnh. Những nhà có người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai sống gần nhà gia đình có tang thì phải đặt lò than đốt vỏ [[bưởi]][[bồ kết]] để trừ uế khí.
 
== Ngày cúng giỗ ==
{{chính|Giỗ}}
{{chính|cúng tế}}
Trong tục thờ cúng tổ tiên, [[người Việt]] coi trọng việc [[cúng]] giỗ vào ngày mất (còn gọi là ''kỵ nhật'') thường được tính theo [[âm lịch]] (hay còn gọi là ''ngày ta''). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ''ngày sóc''), [[ngày rằm]] (còn gọi là ''ngày vọng''), và các dịp lễ Tết khác trong một [[năm]] như: [[Tết Nguyên Đán|Tết Nguyên đán]], ''[[Tết Hàn thực]]'', ''[[Tết Trung thu]]'', ''[[Tết Trùng cửu]]'', ''[[Tết Song thập|Tết Trùng thập]]''... Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử..., người Việt cũng dâng hương, làm lễ [[cúng]] tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.
 
Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén [[nước]], [[trứng|quả trứng]], [[hương (tế lễ)|nén hương]] cũng giữ được đạo hiếu.
Hàng 30 ⟶ 31:
[[Tập tin:Phòng thờ cúng.jpg|nhỏ|Bàn thờ cúng Tổ tiên]]
[[Tập tin:Cung tat nien.jpg|nhỏ|Cụ già mặc áo dài the cúng Tất Niên nhân dịp [[Tết Nguyên Đán]]]]
Trong gia đình người Việt thường có một [[bàn thờ]] tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho [[mặt trờiTrời]], Mặt[[mặt Trăng]], hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...
 
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầnglầu). Trên bàn thờ thì bày [[bát hương]], [[chân đèn]], [[bài vị]] hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp [[nến]]. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu [[hương (tế lễ)|hương]], [[hoa]], chén [[nước]] lã. Ngoài ra có thể có thêm mâm cỗ mặn. Sau khi tàn hai phần ba tuần hương, thì có thể hạ lễ. Theo [[đạo Phật]], con cháu nhớ tới ngày húy kịkỵ của người đã khuất mà cúng chay thì ông bà càng hưởng nhiều phước lộc, không bị đọa đày địa ngục, chóng được siêu thoát, ngược lại con cháu cậy có nhiều tiền của giết nhiều súc sanh cúng cùng tiền vàng quần áo giả thì ông bà càng đọa chìm trong địa ngục, mà con cháu không biết, cứ nghĩ là mình cúng ông bà mình nhiều quần áo, ô tô, tiền vàng là ông bà mình sung sướng lắm.
 
==== Cách bài trí ====