Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân đội Quốc gia Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: General Fixes, +Thể loại:Quân đội bị giải tán,
Rimbo (thảo luận | đóng góp)
Dòng 42:
Đa số các chỉ huy lực lượng [[Liên hiệp Pháp]] tại Đông Dương ủng hộ sự phát triển của Quân đội Quốc gia Việt Nam. [[Marcel Carpentier]], vị chỉ huy lực lượng Liên hiệp Pháp tại Đông Dương (1949-1950), ủng hộ sự lớn mạnh quân sự của Quân đội Quốc gia Việt Nam mà Pháp đã hứa hẹn, nhưng ông bác bỏ dự án của Mỹ để viện trợ trực tiếp cho Quân đội Quốc gia Việt Nam.
 
Người kế nhiệm, tướng [[Jean de Lattre de Tassigny]], chỉ huy cao nhất của lực lượng Liên hiệp Pháp tại Đông Dương giai đoạn 1950-1951 thì cố gắng hỗ trợ xây dựng và huấn luyện các đơn vị binh sĩ người Việt. Ông muốn xây dựng [[Phòng tuyến de Lattre]] với một loạt căn cứ quân sự mạnh từ Móng Cái đến Vĩnh Yên rồi về phía Nam tới bờ biển để ngăn không cho Việt Minh xâm nhập vào đồng bằng sông Hồng. De Lattre cần khoảng 10.000 người để thành lập các đơn vị cơ động tuần tiễu chống Việt Minh nhưng Bộ Tổng tham mưu Pháp không đồng ý tăng quân vì sự phản đối của cánh tả và dân chúng Pháp. Ông hy vọng Quân đội Quốc gia Việt Nam sẽ cung cấp cho ông lượng nhân lực cần thiết. Bảo Đại chần chừ trong việc thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam vì thiếu sỹ quan chỉ huy còn một số quan chức Pháp mang tư tưởng thực dân chống lại việc có một lực lượng quân sự bản xứ không do Pháp trực tiếp kiểm soát. De Lattre thuyết phục người Pháp cần có một Quân đội Quốc gia do người Việt chỉ huy để đỡ gánh nặng quân sự cho Pháp đồng thời hỗ trợ Quốc gia Việt Nam thành lập [[Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt|Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt]].<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nxb Đà Nẵng, 2008, trang 674-676</ref> Ông bắt đầu thực hiện chương trình tăng quân số và trang bị thêm các đơn vị thiết giáp và pháo binh. Tuy nhiên, cố gắng này có phần muộn màng vì de Lattre phải trở về Pháp năm 1951.
 
Tướng [[Henri Navarre]], chỉ huy cao nhất của lực lượng Liên hiệp Pháp tại Đông Dương vào những năm 1953-1954, tiếp tục ủng hộ sự phát triển Quân đội Quốc gia Việt Nam. Thời kỳ này Quân đội Quốc gia Việt Nam tăng số quân, lập đơn vị lớn hơn. Trong việc phối hợp với quân đội Pháp chống lại Việt Minh, Quân đội Quốc gia Việt Nam được giao thêm trách nhiệm và thêm quyền tự quyết. Nhờ sự ủng hộ của [[Henri Navarre]] 107 tiểu đoàn mới được thành lập gồm 95.000 binh sĩ.