Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Duy Tân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 23:
Tổ chức của các ông khá quy củ. Mỗi huyện có một cơ binh, lấy tên huyện đặt tên cho đơn vị, ví dụ như ''Nông Thanh cơ'' (tức cơ Nông Cống ở Thanh Hóa), ''Tống Thanh cơ'' (tức cơ Tống Sơn ở Thanh Hóa),...
 
Hay tin, ngày [[8 tháng 10]] năm [[1889]], quân Pháp gồm 24 tên do thiếu úy Morfond (đồn trưởng đồn Nông Cống) từ đồn [[Nông Cống]] đi đến dò xét thì chạm súng với nghĩa quân Hùng Lĩnh; kết cục chúng đã bỏ lại ở chiến trường 9 xác chết của thiếu úy Morfond, 4 lính Pháp và 4 lính khố xanh. Ngày [[22 tháng 10]], Đại tá Barbaret dẫn 185 quân có trang bị đại bác từ Thanh Hóa kéo đến tấn công. Sau ngày kịch chiến, Tống Duy Tân cho quân rút về phía Bắc Phố Cát ([[Thạch Thành]]), rồi sang Vạn Lại (Bắc Ninh). Cuối tháng này, nhờ có những toán quân cũ của tướng Trần Xuân Soạn tìm đến tham gia, nên Tống Duy Tân lại cho quân đẩy mạnh hoạt động trong các huyện [[Yên Định]], [[Thọ Xuân]], [[Nông Cống]].
 
Thấy công cuộc thôn tính nước [[Việt Nam|Việt]] bị cản trở, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương là J. Bichot đã đưa Trung tá Lefèvre đến thay Barbaret, điều một lực lượng lớn (có cả đại bác) đến tấn công phong trào do Tống Duy Tân làm thủ lĩnh. Trước lực lượng đối phương đông đảo, lại được trang bị vũ khí mạnh, ông phải cho quân vừa chống đỡ các cuộc tấn công của Lefèvre ở Vạn Lại (30/11/1889), cuộc tấn công của Đại úy Colleta ở Yên Lược (1/12/1889)...vừa rút lui để bảo toàn lực lượng.