Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cảnh giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lược sử: General Fixes
Dòng 4:
 
== Lược sử ==
Các cộng đoàn [[Kitô giáo]] đã hình thành ở [[Lưỡng Hà]] thuộc [[Đế quốc Parthia]] ngay từ thế kỷ thứ nhất. Tới thế kỷ thứ ba, nơi này thuộc về [[Đế quốc Sassanid]]; các giáo đoàn đáng kể hiện diện ở các vùng bắc Lưỡng Hà, [[Elam]] và [[Fars (tỉnh)|Fars]].<ref name=concise-1>Winkler, ''Church of the East: a concise history'', p. 1</ref> Vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5, thêm vào các cộng đoàn tiên khởi này là các Kitô hữu bị trục xuất từ đông [[Đế quốc La Mã]].<ref name=culture-61>''Culture and customs of Iran'', p. 61</ref> Tuy nhiên, Giáo hội Ba Tư cũng đối mặt với một số đợt ngược đãi nặng nề, đặc biệt là dưới thời [[Shapur II]] (339-379), do người [[Hỏa giáo]] chiếm đa số cáo buộc người Kitô giáo có liên quan đến phía La Mã. Dù tăng trưởng trong suốt thời Sassanid nhưng áp lực bách hại đã khiến cho Giáo hội Ba Tư tuyên bố độc lập với tất cả các giáo hội khác vào năm 424<ref name=Britannica>[http://www.britannica.com/EBchecked/topic/409819/Nestorians "Nestorian"]. ''Encyclopædia Britannica''. RetrievedTruy cập ngày 28 tháng 1 năm 2010.</ref>.
 
Trong khi đó tại Đế quốc La Mã, cuộc [[ly giáo Nestorius]] diễn ra đã khiến nhiều người ủng hộ [[Nestorius]] di cư sang Đế quốc Ba Tư. Giáo hội Ba Tư dần liên kết với phía ly giáo, một phương sách được khuyến khích bởi tầng lớp cai trị theo Hỏa giáo. Giáo hội vì thế cũng thường được gọi là "'''Giáo hội Nestorian'''" hay "Giáo hội Nestorius". Ở phương Tây trong khi cách gọi "Nestorian" thường được dùng cách miệt thị để gắn Giáo hội Phương Đông với lạc giáo, nhiều tác giả thời Trung Cổ và về sau chỉ đơn giản dùng cách gọi này như một thuật từ mang tính quy ước và trung lập<ref name=wilms-4>Wilmshurst, p. 4</ref>. Tuy nhiên, ngày nay một số học giả thường tránh sử dụng cách gọi đó không chỉ vì nó mang hàm ý xấu mà còn vì nó ngụ ý rằng Giáo hội Phương Đông có liên hệ mật thiết với [[thuyết Nestorius]], nhiều hơn những gì có thể đã xảy ra. Thực tế là thậm chí ngay từ ban đầu, không phải mọi giáo đoàn được gọi là "Nestorius" đều theo thuyết này, và Giáo hội Phương Đông cũng không luôn theo thuyết Nestorius; bản thân các cách hiểu về thuyết Nestorius cũng không giống nhau, một phần do khác biệt ngôn ngữ giữa tiếng Hy lạp và tiếng Syriac.