Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạt Đô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TXiKiBoT (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: ar:باتو خان
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: el:Μπατού Χαν; sửa cách trình bày
Dòng 59:
 
== Xâm chiếm Rus ==
[[ImageTập tin:Sacking of Suzdal by Batu Khan.jpg|thumb|Cướp phá [[Suzdal]] của hãn Bạt Đô tháng 2 năm 1238: Tiểu họa trong biên niên sử thế kỷ 16.]]
{{Main|Mông Cổ xâm chiếm Rus|Mông Cổ xâm chiếm Volga Bulgaria}}
Năm 1235, Bạt Đô, trước đó từng trực tiếp chinh chiến để chiếm [[Krym]], được giao chr huy một đội quân tới 130.000 người để thực hiện việc xâm chiếm châu Âu. Những người anh em họ hàng của ông như [[Quý Do]], [[Buri]], [[Mông Kha]], Khulgen, [[Kadan]], [[Baidar]] và các tướng lĩnh Mông Cổ lừng danh như [[Tốc Bất Đài]] (Subotai, Сүбээдэй), Borolday (Боролдай) và Mengguser (Мөнхсар) đã cùng tham gia với ông theo lệnh của Oa Khoát Đài. Đội quân này, trên thực tế do [[Tốc Bất Đài]] chỉ huy, đã vượt qua [[sông Volga]] và xâm chiếm [[Volga Bulgaria]] năm 1236. Họ mất khoảng một năm để dập tắt sự phản kháng của [[Volga Bulgaria]], [[Kypchak]] và [[người Alan|Alan]].
Dòng 71:
== Xâm chiếm Trung Âu ==
 
[[ImageTập tin:Legnica.JPG|200px|thumb|left|Trận Legnica, một trong những trận chiến quyết định trong chiến dịch của Bạt Đô]]
Hãn Bạt Đô sau đó quyết định "đi tới biển tận cùng", nơi mà người Mông Cổ không thể đi xa hơn nữa. Một số sử gia hiện đại suy đoán rằng Bạt Đô chủ yếu có ý định đảm bảo cho hai bên sườn của ông được an toàn trong tương lai trước sự can thiệp có thể có từ phía người Âu, và một phần như là tiền đề cho cuộc xâm chiếm tiếp theo. Phần lớn tin rằng ông có ý định xâm chiếm toàn bộ châu Âu, ngay sau khi hai bên sườn được an toàn và các lực lượng của ông đã sẵn sàng.
 
Người Mông Cổ tấn công vào Trung Âu theo ba nhóm. Một nhóm xâm chiếm [[Ba Lan]], đánh bại lực lượng kết hợp dưới quyền của [[Henryk II Pobożny]], công tước Silesia và đại thủ lĩnh của [[Hiệp sĩ Teuton|Giáo binh đoàn Giéc-man]] tại [[Legnica]]. Nhóm thứ hai vượt qua [[dãy núi Karpat|Karpat]] còn nhóm thứ ba tiến ngược dòng [[sông Donau|Danube]]. Các đội quân này hợp lại và nghiền nát [[Hungary]] năm 1241, đánh bại quân đội do [[Béla IV của Hungary]] chỉ huy tại [[trận Mohi]] vào ngày [[11 tháng 4]] năm đó. Các đội quân này chọc sâu vào vùng bình nguyên của Hungary trong mùa hè và tới mùa xuân năm 1242 họ đã giành thế chủ động và mở rộng sự kiểm soát của mình tới [[Áo]] và [[Dalmatia]] cũng như xâm lược [[Bohemia]].
[[ImageTập tin:Frederick II and eagle.jpg|140px |thumb|right|Hoàng đế Frederick II của đế quốc La Mã thần thánh với con đại bàng của mình]]
Cuộc tấn công vào châu Âu này đã được lập kế hoạch và do [[Tốc Bất Đài]] thực hiện, dưới sự chỉ huy trên danh nghĩa của Bạt Đô. Trong chiến dịch của mình tại [[Trung Âu]], Bạt Đô đã yêu cầu [[Frederick II (hoàng đế La Mã thần thánh)|Frederick II]], hoàng đế của đế quốc La Mã thần thánh, phải thoái vị và nói "Tôi đến đây để cướp ngôi của ông thay vì ông". Vị hoàng đế này chỉ trả lời rằng ông biết săn bắn chim rất tốt và vì thế muốn trở thành người giữ đại bàng của Bạt Đô.
Vị hoàng đế này và [[giáo hoàng Gregory IX]] đã kêu gọi một cuộc thập tự chinh chống lại đế quốc Mông Cổ. Tốc Bất Đài có lẽ đã đạt được danh tiếng kéo dài nhất của mình với các thắng lợi tại châu Âu cũng như tại Đông Ba Tư. Sau khi tàn phá một loạt các công quốc Rus, ông đã cử gián điệp vào Ba Lan, Hungary, và xa tới tận Áo, để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào vùng đất trung tâm châu Âu. Nhận được hình ảnh rõ ràng về các vương quốc châu Âu, ông đã có sự chuẩn bị hoàn hảo cho cuộc tấn công được Bạt Đô và 2 vị hãn trong dòng họ chỉ huy trên danh nghĩa. Hãn Bạt Đô, con trai của Truật Xích, là vị chỉ huy tổng thể, nhưng Tốc Bất Đài mới là vị chỉ huy thục tế trên chiến trường, và điều này đã hiện diện trong cả hai chiến dịch ở phía bắc và nam chống lại các công quốc Rus. Trong khi lực lượng ở phía bắc của [[Hải Đô]] (Kaidu) thắng [[trận Legnica]] và lực lượng của [[Khoát Đoan]] (Kadan) thắng tại [[Transylvania]] thì Tốc Bất Đài đang chờ họ trên bình nguyên Hungary. Đội quân mới hợp nhất lại sau đó rút lui tới [[sông Sajo]], nơi họ nện cho vua Béla IV một thất bại nặng nề trong [[trận Mohi]].
 
== Kết cục ==
[[ImageTập tin:Batukhan.jpg|thumb|left|Công tước [[Mikhail Vsevolodovich]] của [[Chernigov]] phải vượt qua lửa theo truyền thống Turk-Mông Cổ cổ đại. Hãn Bạt Đô buộc ông phải quỳ lạy trước bài vị của [[Thành Cát Tư Hãn]]. Người Mông Cổ đã tra tấn ông đến chết vì ông từ chối không chịu thực hiện nghi lễ này.]]
 
Vào cuối năm 1241, khi Bạt Đô và Tốc Bất Đài đã hoàn thiện kế hoạch xâm chiếm Áo, [[Italia|Ý]] và [[Đức]] thì tin tức đưa đến về cái chết của đại hãn [[Oa Khoát Đài]] (tháng 12 năm 1241). Người Mông Cổ rút lui vào cuối mùa xuân năm 1242, do các hãn và Tốc Bất Đài được gọi trở về [[Karakorum (cung điện)|Karakorum]] nơi hội nghị ''[[kurultai]]'' được tổ chức để bầu đại hãn mới. Bạt Đô là một [[đại hãn]] tiềm năng và khi ông thất cử đã quay trở về để củng cố các cuộc xâm chiếm vào [[châu Á]] và vùng [[Ural]]. Ông không còn sự phục vụ của Tốc Bất Đài do ông này ở lại Mông Cổ và chết năm 1248 — và sự thù địch của Bạt Đô đối với đại hãn [[Quý Do]] đã làm cho bất kỳ cuộc xâm lấn nào nữa vào châu Âu trở thành không thể. Ông phải duy trì quân đội của mình sẵn sàng trước bất kỳ cuộc tấn công nào từ phía đông, do sự xấu đi trong mối quan hệ giữa hai người cháu nội của Thành Cát Tư Hãn cuối cùng đã làm cho đế quốc Mông Cổ không còn tồn tại nữa. Sau khi trở về, hãn Bạt Đô đã cho lập kinh đô của hãn quốc của mình tại [[Sarai (thành phố)|Sarai]] ở hạ lưu [[sông Volga]] vào năm 1242. Ông lên kế hạch cho các chiến dịch mới sau khi Quý Do chết, (ông có ý định thực hiện kế hoạch ban đầu của Tốc Bất Đài trong việc xâm chiếm châu Âu) nhưng đã chết năm 1255 và hãn quốc được chuyển giao cho [[Sartaq]]. Ông này quyết định nối lại cuộc xâm chiếm vào châu Âu nhưng cũng chết ngay sau đó. [[Hãn quốc Kipchak]] cai trị Nga thông qua các công tước địa phương trong vòng 230 năm sau đó.
[[ImageTập tin:Semiradsky Aleksandr Nevsky v Orde.jpg|thumb|right|[[Aleksandr Yaroslavich Nevsky|Aleksandr Nevsky]], chư hầu trung thành của Bạt Đô tại [[Kim Trướng hãn quốc]].]]
Người kế nghiệp là [[Biệt Nhân Ca]] không chia sẻ sự quan tâm của Bạt Đô trong việc xâm chiếm châu Âu. Ông quan tâm hơn tới việc chống lại những người anh em họ của mình, đặc biệt là Húc Liệt Ngột, người bị ông ghét cay ghét đắng vì đã phá hủy [[Baghdad]]. Đối với Biệt Nhân Ca, một người Hồi giáo mộ đạo, thì những gì Húc Liệt Ngột đã làm là hèn hạ, và năm 1262, khi Húc Liệt Ngột chuẩn bị để di chuyển quân tới [[Ai Cập]] để trả thù cho thất bại của đội quân của mình (khi vắng mặt ông) tại [[trận Ain Jalut]], hãn Biệt Nhân Ca đã cho các đội quân cướp bóc những vùng đất được coi là thuộc hãn quốc Y Nhi. Bị chọc giận, Húc Liệt Ngột đã hội quân và tiến về phía bắc, nhưng đã chịu một thất bại nặng nề khi cố gắng xâm chiếm miền bắc [[Kavkaz]] năm 1263, sau khi hãn Biệt Nhân Ca nhử ông tiến sâu về phía bắc, xa khỏi vùng đất thánh.
 
Dòng 107:
{{end box}}
 
[[CategoryThể loại:Hãn của Thanh Trướng hãn quốc]]
[[CategoryThể loại:Sinh 1205]]
[[CategoryThể loại:Mất 1255]]
 
[[ar:باتو خان]]
Dòng 121:
[[de:Batu Khan]]
[[et:Batu-khaan]]
[[el:Μπατού Χαν]]
[[en:Batu Khan]]
[[es:Batu Jan]]