Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngao Sò Ốc Hến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n General Fixes
Dòng 4:
Nguyên tên chữ của vở tuồng là '''Di tình''' (''移情''), là một vở tuồng đồ (tức tuồng do các nhà Nho nghèo sáng tác hoặc dựa theo tích dân gian) sáng tác bằng văn vần chữ Nôm, tuy nhiên dân gian thường gọi theo tên một số nhân vật trong tuồng. Tác giả khuyết danh, không rõ thời gian sáng tác, vở tuồng được xem là xuất phát từ [[tuồng Quảng Nam]], sau lan đến cả [[Bình Định]].
 
==Nội dung==
Trộm Ốc nhờ thầy bói Nghêu (hay Ngao) gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái góa trẻ đẹp. Lý trưởng và Trùm Sò đến lục soát bắt được tang vật, liền giải Thị Hến lên trình quan huyện. Khi đến công đường, Thị Hến đã làm cho quan huyện và thầy đề mê mệt vì nhan sắc của mình. Kết quả là Trùm Sò mất tiền, thầy Lý bị đòn, Thị Hến được tha bổng. Kết thúc vở là cảnh cả quan huyện, thầy đề, thầy lý vì mê mẩn Thị Hến chạm mặt nhau và bị các bà vợ đánh ghen tại nhà Thị Hến.
 
Dòng 20:
Tại miền Nam, vở cải lương "Nghêu Sò Ốc Hến" do nghệ sĩ [[Năm Châu]] chuyển thể và nghệ sĩ [[Ba Vân]] làm đạo diễn, với các diễn viên [[Trường Xuân (nghệ sĩ)|Trường Xuân]] (Bói Ngao), [[Thanh Điền (nghệ sĩ)|Thanh Điền]] (Huyện Trìa), [[Thanh Kim Huệ]] (Thị Hến), [[Nam Hùng (nghệ sĩ)|Nam Hùng]] (Thầy Đề), [[Tô Kim Hồng]] (Bà Huyện), [[Giang Châu (nghệ sĩ)|Giang Châu]] (Trùm Sò)... đã trở thành một hiện tượng thành công của cải lương sau năm 1975, đến nỗi nhiều câu thoại trong vở trở thành nổi tiếng trong dân gian. Hiện tượng này cũng giống như hiện tượng [[Kim Dung]] tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ví dụ như tên Trùm Sò, là một danh từ riêng, có một thời gian đã trở thành một danh từ chung, một tính từ, đồng nghĩa với keo kiệt, hà tiện. Ví dụ: "Thôi đừng trùm sò quá. Có mấy chục ngàn mà." Sự chuyển thể này tương tự như tên Sở Khanh, một nhân vật trong Truyện Kiều, đã trở thành một danh từ chung hoặc tính từ chỉ người đàn ông thiếu tư cách, người tồi trong cách đối xử với phụ nữ.
 
Chỉ trong vòng 30 phút đầu của vở cải lương, người nghe có thể tìm thấy hàng chục câu "đanh ngôn" bất hủ. Mặc dù bối cảnh của câu chuyện có lẽ là xã hội Việt Nam phong kiến trước khi thực dân Pháp đến nhưng tính thời sự của những lời đối thoại vẫn còn đó.
 
Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Làm gì mệt?  Làm có vậy mà mệt?  Làm từ sáng sớm tới chiều tối mà than mệt. 
 
Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Sao làm biếng quá vậy?  Trai trẻ gì làm biếng quá vậy.  Tao đi ăn giỗ cả ngày có mệt mỏi gì đâu