Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu Du”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TNAXXX (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n General Fixes
Dòng 18:
 
== Thời trẻ ==
Chu Du tuổi trẻ tài cao, nổi tiếng đẹp trai ở Giang Đông. ''Tam quốc chí'' chép ông "khôi ngô hùng vĩ, dung mạo tuyệt đẹp" và còn nói thêm "người Giang Đông gọi ông là Chu Lang. Lang là chỉ người đàn ông anh tuấn, kêu bằng Lang là để tán dương vẻ đẹp của người được gọi. Giang Đông có hai người được gọi là Lang: Chu Du và Tôn Sách."
 
Từ nhỏ ông đã khổ công học hành, ham mê nghiên cứu binh pháp. Trước khi [[Tôn Kiên]] khởi binh đánh [[Đổng Trác]] có chuyển nhà đến huyện Thư. Chu Du gặp con Tôn Kiên là [[Tôn Sách]], hai người cùng tuổi, kết bạn với nhau rất thân. Chu Du để gia đình Tôn Sách ở dãy nhà phía nam hướng ra đường lớn nhà mình. Hai nhà cùng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Hai người cùng kết giao với các danh sĩ ở Giang Nam, được mọi người biết đến.
Dòng 108:
Khoảng giữa năm 198-199, Chu Du cùng [[Tôn Sách]] đánh chiếm Hoãn Thành thành, gặp được 2 cô con gái của Kiều công là [[Đại Kiều]] và [[Tiểu Kiều]]. Chu Du lấy Tiểu Kiều làm vợ, còn Tôn Sách lấy Đại Kiều. Khi đấy Chu Du và Tôn Sách chỉ mới 24 tuổi, đều là nhân sĩ thành đạt, cho nên Tôn Sách nói với Chu Du rằng "hai người con gái của Kiều công tuy sắc nước hương trời, nhưng lấy được hai chúng ta làm chồng, chắc cũng mãn nguyện".
 
Chu Du có 2 con trai và 1 con gái, tuy nhiên không rõ có phải do Tiểu Kiều sinh ra hay không.
 
Con trai lớn tên là Chu Tuần (周循), có cử chỉ và phong thái rất giống cha. Tôn Quyền rất mực yêu quý nên gả con gái là Tôn Lỗ Ban và phong chức Kị Đô Úy (騎都尉), nhưng ông chết sớm.
 
Con trai thứ tên Chu Dận (周胤), cưới vợ là người trong họ tộc của Tôn Quyền. Ông làm tới chức Hưng Nghiệp Đô Úy (興業都尉), chỉ huy 1000 quân tại thành Công An (公安). Năm 229, Tôn Quyền xưng đế và phong ông làm Đô Hương Hầu (都鄉侯). Sau này do phạm tội nên Chu Dận bị đày tới quận Lư Lăng. Năm 239, [[Gia Cát Cẩn]] và [[Bộ Chất]] dâng biểu nhắc tới những công lao đóng góp ngày xưa của Chu Du, xin ân xá và phục hồi chức tước cho Chu Dận. Tôn Quyền miễn cưỡng đồng ý nhưng ông cho rằng mức độ phạm tội của Chu Dận quá nặng, và nói rằng Chu Dận không biết hối hận. Tuy nhiên, sau nhiều lần thúc giục từ Gia Cát Cẩn, Bộ Chất, Chu Nhiên và Toàn Tông, Tôn Quyền đã đồng ý, nhưng Chu Dận đã chết vì bệnh trong khi bị lưu đày.