Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Đại Việt thời Trần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n General Fixes
Dòng 35:
 
====Thủy lợi====
Công tác thủy lợi cũng được triều đình chú trọng. Tại [[Thanh Hóa]] và [[Nghệ An]] có nhiều công trình. Năm [[1233]], [[Trần Thái Tông]] sai đào kênh Trầm, kênh Hào từ [[Thanh Hóa]] tới Diễn châu. Năm [[1248]], triều đình lại cho đào [[sông Mã]], sông Lễ và đục núi Chiếu Bạch ở [[Thanh Hóa]]. Năm [[1256]], [[nhà Trần]] lại cho khơi sông [[Tô Lịch]].
 
Năm [[1355]] và [[1357]], [[Trần Dụ Tông]] cho đào sông ở [[Thanh Hóa]] và [[Nghệ An]]. Năm [[1374]], [[Trần Duệ Tông]] cho nạo vét các dòng sông từ Thanh Hóa tới cửa biển Hà Hoa (Kỳ La, [[Hà Tĩnh]]). Năm [[1382]], nhà Trần cho đào tiếp sông ở Tân Bình và [[Thuận Hóa]].
Dòng 62:
 
===Nội thương===
Chợ là kênh phân phối chủ yếu của mạng lưới thương mại tại [[đồng bằng sông Hồng]]. Trong các làng xóm cũng có chợ, mỗi huyện có vài chợ, chợ này họp lệch phiên với chợ kia<ref name="ReferenceA">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 207</ref>.
 
Hàng hóa còn được phân phối qua các phố. Các trung tâm phủ lỵ bên sông lớn, đầu mối giao thông thủy bộ đều có phố. Phố Luy Lâu<ref>Thuận Thành, [[Bắc Ninh]]</ref> bên bờ sông Dâu là nơi buôn bán cố định. Bờ sông Nghĩa Trụ<ref>Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên</ref> còn có phố Lố cũng được hình thành vào thời Trần<ref name="ReferenceA"/>.
 
===Ngoại thương===
Ngoài con đường biên giới trên bộ để thông thương với Trung Quốc, hải cảng là con đường thông thương chủ yếu với các quốc gia khác. Ngoài cảng Vân Đồn hình thành từ thời Lý còn có các cảng Hội Thống, Cần Hải<ref>Nghệ An</ref>, Hội Triều<ref>Thanh Hóa</ref> thu hút khá nhiều thương nhân nước ngoài, đồng thời cũng là nơi xuất khẩu hàng hóa của Đại Việt.
 
Đối tác tới buôn bán tại các thương cảng là [[Trung Quốc]], Diệp Điều ([[Java]]), Thiện ([[Myanmar|Miến Điện]]), Thiên Trúc ([[Ấn Độ]]). [[Vân Đồn]] là cảng lớn nhất, nhưng từ sau cuộc chiến chống Mông-Nguyên, việc buôn bán bị hạn chế. Nhà Trần chuyển nơi đây thành nơi phòng thủ vì nhu cầu quốc phòng<ref name="thq208">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 208</ref>.
 
Đô thị buôn bán lớn nhất là kinh thành [[Thăng Long]], có 2 cửa mở thông ra 2 cảng sông: Giang Khẩu<ref>Cửa sông Tô Lịch</ref> và [[Đông Bộ Đầu]]. Người buôn bán ở kinh thành chủ yếu cũng là người sản xuất trong các phường. Họ là thợ thủ công kiêm thương nhân, một số là thương nhân chuyên nghiệp, trong đó có thương nhân nước ngoài - chủ yếu là người Trung Quốc và một số người Hồi Hột<ref>Người Urgur ở Trung Á</ref>.
Dòng 78:
Thời [[Trần Thái Tông]] được các nhà nghiên cứu ghi nhận là lần đầu tiên sử sách phản ánh quan hệ giữa các đơn vị tiền tệ<ref>Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 59</ref>. Năm [[1226]], triều đình "xuống chiếu cho dân gian dùng tiền "tỉnh bách" (hay "tỉnh mạch) mỗi tiền là 69 đồng. Tiền nộp cho nhà nước (tiền "thượng cung") thì mỗi tiễn là 70 đồng" <ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/footnote10.html#fn_726 Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 5]</ref>.
 
Mặc dù triều đình ấn định tỷ lệ tiền tệ nhưng trong thực tế không hoàn toàn theo đúng như vậy. Giá trị đồng tiền và tỷ giá bạc vẫn giảm theo mức cung cầu của hai kim loại trên thị trường vào một thời điểm hay ở một khu vực<ref>Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 59-60</ref>. Càng về sau, tỷ lệ giá trị càng thấp.
 
Cuối thời Trần, ngoại thích [[Hồ Quý Ly]] nắm quyền thao túng triều đình. Ông thực hiện những cải cách đầu tiên về kinh tế. Năm [[1396]] thời [[Trần Thuận Tông]], Hồ Quý Ly nhân danh nhà Trần phát hành tiền giấy "Thông bảo hội sao", đây chính là loại tiền giấy đầu tiên trong lịch sử tiền tệ Việt Nam<ref name="ReferenceB">Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 61</ref>.
 
Khi tiền giấy đã in xong, hạ lệnh cho dân được đem tiền thực đổi lấy tiền giấy: cứ một quan tiền thực chất đổi lấy tiền giấy một quan hai tiền. Triều đình đặt ra quy định bắt buộc phải dùng tiền giấy không được dùng tiền đồng<ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt13.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 8]</ref>. Tiền giấy Đại Việt không được chuyển đổi ra tiền đồng, khiến người dân không tin tưởng vào đồng tiền giấy mà họ bị bắt buộc phải sử dụng<ref name="ReferenceB"/>.
 
Các nhà nghiên cứu tổng kết thời Trần đã phát hành 5 đồng tiền kim loại (mang 5 [[niên hiệu]] của các vua) và 1 [[tiền giấy]] "Thông bảo hội sao".