Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lã Quang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 천사(1004) (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 203.226.207.61
n General Fixes
Dòng 36:
 
== Thời trẻ==
Lã Quang là một [[người Đê]], mặc dù vậy, ông tuyên bố có tổ tiên là một [[người Hán]] tên là Lã Văn Hòa (呂文和) đã chạy trốn từ huyện Phái của quận Tứ Thủy (nay là [[Phong (huyện)|huyện Phong]], [[Từ Châu]], [[Giang Tô]], tức đồng hương với tổ tiên của [[nhà Hán]]) trong một thiên tai và định cư ở vùng đất của người Đê. Ông sinh năm 337, cha ông là Lã Bà Lâu (呂婆樓) là một thuộc cấp của tộc trưởng người Đê kiêm tướng của [[Hậu Triệu]] là [[Phù Hồng|Bồ Hồng]] (蒲洪, về sau cải sang họ Phù).
 
Năm 351, sau khi con trai Phù Hồng là [[Phù Kiện]] lập nước [[Tiền Tần]], Lã Bà Lâu phụng sự cho cháu trai của Phù Kiện là Đông Hải vương [[Phù Kiên]]. Sau khi Phù Kiên lật đổ [[Phù Sinh]] (con trai của Phù Kiện) vào năm 357 và lên ngôi, đã phong cho Lã Bà Lâu làm một trong những quân sư cấp cao của mình.
 
==Tướng nhà Tiền Tần==
Dòng 49:
Năm 380, Phù Kiên lại cho Phù Trùng trấn thủ Kế Thành (薊城, nay thuộc [[Bắc Kinh]]), và Phù Trùng sau đó lại nổi loạn cùng với huynh đệ là tướng Phù Lạc (苻洛). Lã Quang là một trong các tướng tiến hành chiến dịch chống lại Phù Lạc và Phù Trùng, ông đã đánh bại được Phù Trùng rồi giết chết ông ta, dẫn đến việc Phù Lạc bị đánh bại và bị bắt.
 
Năm 382, đáp lại yêu cầu của quốc vương hai nước [[Tây Vực]] là Hưu Mật Đà (休密馱, quốc vương nước [[Thiện Thiện]] và Di Điên (彌窴, quốc vương của tiền bộ [[Xa Sư]] (tương ứng với địa khu [[Turfan]], [[Tân Cương]] ngày nay), Phù Kiên đã ủy thác cho Lã Quang dẫn một đội quân gồm 10 vạn bộ binh và 5000 kị binh đến Tây Vực, mục đích là lập độ hộ phủ tại Tây Vực giống như [[nhà Hán]] đã làm.
 
Quân Hậu Tần rời khỏi kinh thành [[Trường An]] vào mùa xuân năm 383 và được hai vị quốc vương dẫn đường. Đến đầu năm 384, hầu hết các vương quốc ở Tây Vực đã chịu khuất phục, song Bạch Chuẩn (帛純) quốc vương của nước [[Quy Từ]] (hay Khâu Từ, 龜茲, nay thuộc địa khu [[Aksu]], [[Tân Cương]]) đã chống lại, Lã Quang vì thế cho quân bao vây Quy Từ, buộc Bạch Chuẩn phải chạy trốn. Lã Quang lập một người anh em của Bạch Chuẩn là Bạch Chấn (帛震) làm quốc vương mới. Lã Quang cũng thể hiện quyền bá chủ của Tiền Tần đối với Tây Vực, ông lệnh cho các quốc vương Tây Vực phải giao các trượng của triều đình nhà Hán mà họ còn sở hữu và ban cho họ trượng của Tiền Tần.
 
==Ly khai Tiền Tần==
Dòng 90:
Tại thời điểm đó, pháp sư [[Quách Nôn]] (郭黁), người mà Lã Quang cùng dân chúng Hậu Lương hết mực tin tưởng, đã tiên đoán rằng thời điểm Hậu Lương bị tiêu diệt không còn xa, và do đó ông ta đã tự mình tiến hành một cuổi nổi loạn ngay ở bên trong kinh thành Cô Tang, bắt được tám cháu trai nội của Lã Quang và giết chết họ một cách tàn nhẫn. Quách Nôn ngay sau đó đã ủng hộ tướng [[Dương Quỹ]] (楊軌) làm lãnh đạo của cuộc nổi loạn. Lã Toản đã buộc phải từ bỏ cuộc tấn công Bắc Lương và trở về Cô Tang. Tuy nhiên, đến cuối cùng thì Dương Quỹ và Quách Nôn đã bị quân Hậu Lương đánh bại và buộc phải chạy trốn rồi sau đó đến chỗ Nam Lương và Tây Tần đầu hàng, tương ứng. Tuy nhiên, từ thời điểm này trở đi, Hậu Lương nay đã bị suy giảm cả về kích thước lãnh thổ lẫn sức mạnh, và trở thành đối tượng cho các cuộc tấn công của Nam lương, Bắc Lương và Tây Tần, khiến nước này không còn có thể giữ vững ngay cả các lãnh thổ của mình. Năm 398, các phần phía tây của Hậu Lương (bao gồm cả những nơi nắm giữ tại Tây Vực) đều đã về tay Bắc Lương. Năm 399, Lã Thiệu và Lã Toản mở một chiến dịch khác để đánh Bắc Lương, song do quân Nam Lương đến cứu việc cho Bắc Lương nên họ buộc phải rút lui.
 
Khoảng tết năm [[400]], Lã Quang lâm bệnh nặng, và ông đã lệnh cho Lã Thiệu lên ngôi với danh hiệu Thiên vương; bản thân ông xưng là Thái thượng hoãng([[:zh:太上天王|Thái thượng Thiên Vương]]). Nhận thấy Lã Thiệu thiếu tài năng và khả năng, ông đã nói chuyện với Lưu Thiệu và 2 người anh của Thiệu là Thái Nguyên công Lã Toản và Thương Sơn công Lã Hoằng (呂弘). Ông bảo Lã Thiệu hãy tin tưởng các anh còn Lã Toản và Lã Hoằng hãy phụng sự Lã Thiệu một cách trung thành. Lã Quang qua đời ngay sau đó, thọ 64 tuổi.
 
Tuy nhiên, ngay sau khi ông mất, Lã Toản và Lã Hoằng đã quay lưng lại với Lưu Thiệu và họ bắt đầu tiến hành chính biến, Lã Thiệu tự sát và Lã Toản lên ngôi. Hậu Lương bắt đầu một loạt các rối loạn và bất ổn nội bộ, kết hợp với các cuộc tấn công của các nước lân bang, cuối cùng thì Hậu Lương đã phải đầu hàng [[Hậu Tần]] vào năm 403.