Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mikhail Sergeyevich Gorbachyov”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
JAnDbot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 53:
Gorbachyov không phải được tự do hành động. Dù kỷ nguyên [[Leonid Ilyich Breznev|Breznev]] thường được coi là một thời kỳ đình trệ kinh tế, một số thử nghiệm kinh tế (đặc biệt trong việc tổ chức các doanh nghiệp, và liên doanh với phương Tây) cũng đã diễn ra. Một số ý tưởng của những nhà cải cách bị các giám đốc doanh nghiệp có tư tưởng kỹ trị, không đồng tình, họ thường sử dụng các cơ sở của Liên đoàn Cộng sản trẻ làm nơi bàn bạc. Cái gọi là "Thế hệ Komsomol" là những người dễ tiếp thu tư tưởng của Gorbachyov nhất, họ cũng là những người hình thành nên thế hệ nhà kinh doanh, nhà chính trị thời hậu Xô viết, đặc biệt tại [[Các nước vùng Baltic]].
 
Cải cách đầu tiên được đưa ra thời Gorbachyov là cải cách rượu năm 1985, có mục đích ngăn chặn [[chứng nghiện rượu]] đang ngày càng phát triển ở [[Liên bang Xô viết]]. Giá các loại [[vodka]], [[rượu]] và [[bia (đồ uống)|bia]] tăng lên, và việc mua bán chúng cũng bị ngăn cấm. Những ai uống rượu tại nơi làm việc cũng như nơi công cộng sẽ bị truy tố. Uống rượu bia trên tàu tốc hành cũng bị cấm. Nhiều nhà máy [[rượu vang]] nổi tiếng bị đóng cửa. Những cảnh uống rượu bị cắt khỏi các bộ [[phim]]. Cuộc cải cách không mang lại một hiệu quả rõ rệt nào đối với chứng nghiện rượu trong nước, nhưng về mặt kinh tế, nó là một cú đánh mạnh vào ngân khố quốc gia (theo [[Alexander Nikolaevich Yakovlev]] con số thiệt hại khoảng 100 tỷ rúp) vì việc sản xuất rượu đã được chuyển sang cho nền kinh tế [[chợ đen]]. Cải cách rượu là một trong những hành động đầu tiên kéo theo một chuỗi sự kiện chỉ chấm dứt cùng với sự chấm dứt của Liên bang Xô viết và sự khủng hoảng kinh tế sâu sắc bên trong [[Cộng đồng Thịnh vượng chung của các Quốc gia Độc lập|CIS]] mới được thành lập sáu năm sau đó{{cần dẫn chứng}}.
 
[[Luật Hợp tác xã]] được ban hành tháng 5 năm 1988 có lẽ là cải cách cấp tiến nhất trong số những cải cách kinh tế thời đầu kỷ nguyên Gorbachyov. Lần đầu tiên kể từ thời [[Chính sách kinh tế mới]] của [[Vladimir Ilyich Lenin]], luật cho phép người dân sở hữu các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và thương mại với nước ngoài. Ban đầu luật áp dụng mức thuế cao và hạn chế doanh nghiệp sử dụng nhân công, nhưng sau này nó đã được sửa đổi nhằm tránh cản trở hoạt động của lĩnh vực tư nhân. Nhờ điều luật này, các nhà hàng, cửa hiệu, các nhà máy sản xuất đã phát triển trở thành một thành phần trong xã hội Xô viết. Cần lưu ý rằng một số nước cộng hòa thuộc liên bang không cần quan tâm tới các quy định hạn chế của luật. Ví dụ, tại [[Estonia]], các hợp tác xã được phép cung cấp hàng hóa cho người nước ngoài và được phép quan hệ làm ăn với các công ty nước ngoài.