Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
À nhầm, bảng đã bị xóa
n →‎Giai đoạn 1955-1965: clean up, replaced: Trung Tâm → Trung tâm using AWB
Dòng 34:
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tích cực triển khai [[công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu|chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu]]. Các hàng rào [[thuế quan]] và phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ một loạt ngành [[công nghiệp nhẹ]]. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961) ở Biên hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy trong nước<ref>"Nhà Máy Giấy An Hảo", ''Thế Giới Tự Do'', số 3 Tập X, trang 9.</ref>; hai xưởng [[dệt]] Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy [[thủy tinh]] Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy [[xi măng]], một ở [[Hà Tiên]], một ở [[Thủ Đức]] với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và [[đập]] [[thủy điện]] [[Nhà máy thủy điện Đa Nhim|Đa Nhim]], hoàn thành năm 1961<ref>Press and Information Office Embassy of the Republic of Vietnam. ''News from Vietnam. Vol 10. No 10''. Washington, DC: 1961</ref>. Đồng thời, các loại máy móc, kim loại - những đầu vào cho các ngành được bảo hộ - được ưu tiên [[nhập khẩu]]. Trong khi hạn chế nhập khẩu, [[xuất khẩu]] được khuyến khích. Một số mặt hàng xuất khẩu còn được chính quyền [[trợ cấp xuất khẩu|trợ cấp]]. Ngay cả tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh thuận lợi cho xuất khẩu (thông qua trừ đi một mức phụ đảm). Thời kỳ 1955-1965 là thời kỳ tốt đẹp nhất của xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa.
 
Vai trò của [[chính phủ]] trong [[phát triển kinh tế]] còn thể hiện rõ qua việc triển khai [[kế hoạch kinh tế 5 năm]] (Việt Nam Cộng hòa gọi là ''Ngũ niên Kinh tế Kế hoạch'' do Tổng nha Kế hoạch thiết kế) từ năm 1957 tới 1962 (Kế hoạch Ngũ niên I) và từ năm 1962 tới 1966 (Kế hoạch Ngũ niên II). Chính phủ Việt Nam Cộng hòa còn thành lập [[khu công nghiệp]] (hay khu kỹ nghệ theo cách gọi tại Việt Nam Cộng hòa lúc đó) để tạo thuận lợi cho đầu tư vào lĩnh vực chế tạo. Cụ thể, Khu kỹ nghệ Biên Hòa được thành lập vào tháng 5 năm 1963, và Công ty Quốc gia Khuếch trương Khu Kỹ nghệ [[(SONADEZI]] - ''Société nationale du Dévelopment dé zones industrielles'') được thành lập vào tháng 12 năm 1963 để quản lý và phát triển các khu công nghiệp, Khu kỹ nghệ Phong Dinh(Cần Thơ ngày nay) được thành lập vào năm 1967, chưa kể đến Khu kỹ nghệ An Hòa - Nông Sơn(Quảng Ngãi) được thành lập từ trước đó.<ref>Nguyễn Huy (1972), trang 35-51.</ref> Bên cạnh đó, để khuyến khích đầu tư tư nhân, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã có các biện pháp hỗ trợ về tín dụng, chẳng hạn như thành lập Quốc gia Doanh Tế Cuộc vào năm 1955 mà sau đó được thay thế bằng Trung Tâmtâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ vào năm 1958, để hỗ trợ các doanh nghiệp mới (theo cách gọi ngày nay là ươm tạo doanh nghiệp), hướng dẫn cho các doanh nghiệp về mặt công nghệ và tài chính, cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp.<ref>Nguyễn Văn Ngôn (1972), trang 349-350.</ref>
 
Ở nông thôn thì [[Cải cách ruộng đất]] (lúc đó gọi là "[[Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa)#Cải cách điền địa thời Đệ nhất Cộng hòa|Cải cách điền địa]]") được triển khai từ năm 1955 và kéo dài tới cuối năm 1960. Những ruộng đất của địa chủ bỏ hoang sẽ bị thu hồi và cấp cho [[tá điền]]. Địa chủ không được phép sở hữu quá 100 [[hecta]] đất (riêng các đồn điền dù hơn 100 ha vẫn được phép). Số dư ngoài 100 ha sẽ bị buộc phải bán cho chính quyền để bán lại cho tá điền. Tá điền được yêu cầu lập hợp đồng khai thác ruộng đất với địa chủ, gọi là khế ước tá điền trong đó có ghi mức [[địa tô]] mà tá điền phải trả cho địa chủ. Thời hạn khế ước là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả đất và phải báo trước chủ đất 6 tháng. Chủ đất muốn lấy đất lại phải báo trước tá điền 3 năm. Do mức hạn điền lớn (100 ha), mặt khác các đại địa chủ lách luật bằng cách cho người nhà đứng tên, đất của các Giáo xứ [[Công giáo]] lại được miễn hạn mức, do vậy chỉ có 13 % diện tích đất của miền Nam Việt Nam đã được phân phối lại. Đường lối cải cách ruộng đất này đã để lại 2/3 diện tích đất canh tác của Việt Nam Cộng hòa trong tay tầng lớp địa chủ.<ref>Theo Lâm Quang Huyên (1997), ''Cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam'', Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, trang 39.</ref> Do đó, chính quyền [[Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam|Đệ nhị Cộng hòa]] với Tổng thống [[Nguyễn Văn Thiệu]] sau này phải làm lại cải cách ruộng đất.