Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Taksin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n General Fixes
n AlphamaEditor Tool, General Fixes
Dòng 57:
Ngày 7 tháng 4 năm 1767, Ayutthaya hoàn toàn thất thủ trước quân Miến. Sau khi kinh đô thất thủ và quốc vương từ trần, Xiêm bị phân thành sáu phần, trong đó Sin kiểm soát vùng duyên hải phía đông. Cùng với Tong-Duang, nay là Chao Phraya Chakri, ông cuối cùng tiến hành đẩy lui người Miến, đánh bại các đối thủ và tái thống nhất quốc gia.<ref>Eoseewong, p. 98</ref>
 
Thống đốc Chantaburi từ chối thương lượng hữu nghị, do vậy ông cùng tùy tùng đột kích và chiếm được thị trấn vào ngày 15 tháng 6 năm 1767, chỉ hai tháng sau khi Ayutthaya thất thủ.<ref name=DamrongRajanubhab385>Damrong Rajanubhab, p. 385</ref> Quân đội của ông nhanh chóng gia tăng số lượng với những nam giới tại Chantaburi và [[Trat]], là hai tỉnh không bị cướp phá và bị suy giảm dân số do quân Miến,<ref>{{chú thích web|url=http://www.crma.ac.th/histdept/archives/articles/king-tak-to-the-east.htm |title=Art&Culture ,100 |language=th |publisher=Crma.ac.th |accessdate=2010-03-29}}</ref> một cách tự nhiên tạo thành cơ sở thích hợp cho ông để tiến hành chuẩn bị giải phóng tổ quốc.<ref name=warwood253>W.A.R.Wood, p. 253</ref>
 
Sau khi cướp phá hoàn toàn Ayutthaya, người Miến dường như không thể hiện sự quan tâm nghiêm túc trong việc chiếm giữ thủ đô của Xiêm, do họ chỉ để lại một số ít binh sĩ dưới quyền Tướng Suki để kiểm soát thành phố nay đã tan vỡ. Họ chuyển sự chú ý của mình về phía bắc, nơi Miến Điện chịu sự đe dọa từ việc Đại Thanh xâm chiếm. Ngày 6 tháng 11 năm 1767, khi làm chủ được 5.000 binh sĩ và toàn bộ đều có sĩ khí cao, Taksin chỉ huy quân đội đi thuyền ngược sông Chao Phraya và chiếm Thonburi ở đối diện [[Bangkok]] hiện nay, hành quyết thống đốc người Thái do Miến Điện phong là Thong-in.<ref>Damrong Rajanubhab, pp. 401-402</ref> Sau chiến thắng nhanh chóng này, ông táo bạo tấn công đại doanh của quân Miến tại Phosamton gần Ayutthya.<ref>Damrong Rajanubhab, pp. 403</ref> Quân Miến bị đánh bại, và Taksin khải hoàn Ayutthaya bảy tháng sau khi thành phố thất thủ.<ref name=warwood253/>
Dòng 67:
 
==Trị vì==
 
===Tức vị===
[[Tập tin:KingTaksin's coronation.jpg|thumb|200px|Taksin Đại Vương tức vị, 1767-12-28]]
Hàng 106 ⟶ 107:
 
===Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ===
Sau khi Taksin lập Thonburi làm kinh đô, nhân dân sống trong tình cảnh bần cùng, lương thực và trang phục khan hiếm. Quốc vương nhận thức được tình cảnh của các thần dân, do đó nhằm hợp pháp hóa yêu sách của bản thân đối với vương quốc, ông nhận định việc giải quyết các vấn đề kinh tế là ưu tiên chính. Ông trả giá cao mua gạo bằng tiền của mình để khiến các thương nhân ngoại quốc đem đến đủ lượng cần thiết cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Sau đó, ông phân phối gạo và y phục cho toàn bộ các thần dân thiếu ăn của mình. Những người lưu tán trở về quê hương của họ, trạng thái bình thường được phục hồi. Kinh tế quốc gia dần được khôi phục.<ref>{{th icon}} Collected History Part 65. [[Bangkok]], 1937, p. 87</ref> Quốc vương Taksin phái ba đoàn sứ thần đến Đại Thanh vào năm 1767, đương thời hoàng đế là [[Càn Long]]. Đến năm 1772, Đại Thanh công nhận Taksin là quân chủ hợp pháp của Xiêm.<ref>{{chú thích sách|url=http://books.google.com/books?id=8uDZzMQYlesC&pg=PA114&lpg=PA114&dq=King+taksin+qianlong&source=bl&ots=m5f54qtQTp&sig=B1TzPeJ5X8sHG-30bv5n3hC-g_g&hl=en&ei=zkCVStb9EYKOlQfex6GbDA&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=3#v=onepage&q=King%20taksin%20qianlong&f=false |title=A short history of China and ... - Google Books |publisher=Books.google.com |accessdate=2010-03-29}}</ref>
 
Văn bản từ năm 1777 viết rằng: ''"Những hàng hóa quan trọng từ Xiêm là hổ phách, vàng, đá màu, quặng vàng tốt, bột vàng, đá bán quý, và chì cứng."'' Đương thời, Quốc vương tích cực khuyến khích người Hoa đến định cư tại Xiêm, phần lớn là người Triều Châu,<ref>Lintner, p. 234</ref> một phần là nhằm hồi sinh nền kinh tế đang đình trệ<ref>Baker,Phongpaichit, p. 32</ref> và tăng cường lực lượng lao động địa phương trong thời điểm đó.<ref>Editors of Time Out, p. 84</ref> Ông hầu như phải đấu tranh liên tục trong hầu hết thời gian cai trị nhằm duy trì độc lập cho quốc gia. Do ảnh hưởng kinh tế của cộng đồng người Hoa di cư tăng lên theo thời gian, nhiều quý tộc bắt đầu quay sang chống lại ông vì việc liên minh với các thương nhân người Hoa. Theo một học giả, phe phản đối chủ yếu do các thành viên gia tộc [[Bunnag]] lãnh đạo, đây là một gia tộc thương nhân-quý tộc có nguồn gốc Ba Tư, kế tập giữ chức bộ trưởng cảng và tài chính của Ayutthaya, hay còn gọi là Phra Klang<ref>Handley, p. 27</ref>
Hàng 114 ⟶ 115:
Đồng thời, Taksin can dự sâu vào việc khôi phục pháp luật và trật tự trong vương quốc và thi hành một chương trình phúc lợi công cộng cho nhân dân. Những lạm dụng trong khi thực hành Phật giáo, và trong các hoạt động công cộng, được cải biến thích hợp, và thực phẩm cùng y phục cũng như các nhu yếu phẩm khác trong sinh hoạt được phân phối nhanh chóng cho những người có nhu cầu, đem lại cho ông sự tôn trọng và tình cảm của nhân dân.<ref name="Syamananda95"/>
 
Taksin cũng quan tâm đến các lĩnh vực nghệ thuật khác, trong đó có vũ đạo và kịch. Có bằng chứng rằng khi ông trấn áp phe của Chao Nakhon Si Thammarat vào năm 1769, ông đem về các nữ vũ công của Chao Nakhon. Cùng với các vũ công mà ông thu thập từ những nơi khác, họ được đào tạo và lập thành một đoàn kịch vương thất tại Thonburi theo mô hình Ayutthaya. Quốc vương viết bốn hồi từ [[Ramakian]] cho đoàn kịch vương thất nhằm diễn tập và biểu diễn.<ref>Amolwan Kiriwat. ''[http://www.library.umaine.edu/theses/pdf/KiriwatAX2001.pdf Khon:Masked dance drama of the Thai Epic Ramakien].'.' Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2009.</ref><ref>Pattama Wattanapanich : The Study of the characteristics of the cour dance drama in the reign of King Taksin the Great, 210 pp.</ref>
 
Khi ông tiến về phía bắc đề trấn áp phái Phra Fang, ông thấy rằng các nhà sư ở miền bắc không nghiêm và vô kỷ luật. Ông mời những chức sắc từ kinh thành đến dạt cho những nhà sư này và đưa họ trở lại phù hợp với các giáo lý chính của Phật giáo.
Hàng 127 ⟶ 128:
Một số sử gia cho rằng câu chuyện về việc ông bị "điên" có thể được dựng lên làm cớ để lật đổ ông. Tuy nhiên, những bức thư của một nhà truyền giáo người Pháp ở Thonburi vào đương thời hỗ trợ cho tường thuật về những hành vi dị thường của Taksin, theo đó "Ông (Taksin) giành toàn thời gian vào cầu nguyện, ăn chay, và thiền, nhằm sử dụng các cách thức này để có thể bay trong không trung." Tiếp đến, các nhà truyền giáo mô tả rằng trong một số năm ông rất bực tức trước các thần dân và người ngoại quốc cư trú hoặc đến giao dịch tại Xiêm, rằng ông mất trí và tàn nhẫn hơn trước, bỏ tù và tra khảo ngay cả thê thiếp và vương tử cùng các quan lại cấp cao, muốn họ nhận tội mà họ không phạm phải.<ref>Journal of M. Descourvieres, (Thonburi). Dec.21, 1782; in Launay, ''Histoire'', p. 309.</ref>
 
Một cuộc đảo chính nhằm loại bỏ Taksin khỏi vương vị do vậy đã diễn ra.<ref>{{chú thích sách|title=The Rough Guide to Southeast Asia|author=Rough Guides|publisher=[[Rough Guides]]|page=823|isbn=1-85828-553-4}}</ref>. Khi chính biến nổ ra, Tướng quân [[Buddha Yodfa Chulaloke|Chao Phraya Chakri]] đang chiến đấu tại Cao Miên song nhanh chóng trở về kinh thành sau khi hay tin. Khi đến kinh thành, Tướng quân dật tắt chính biến bằng các vụ bắt giữ, điều tra và trừng phạt, thái bình được khôi phục tại kinh thành.
 
Theo biên niên sử vương thất Thái, Tướng quân Chao Phraya Chakri quyết định xử tử Taksin, ghi rằng khi được đưa đến điểm hành quyết, Taksin đòi tiếp kiến Tướng quân Chao Phraya Chakri song Tướng quân bác bỏ. Taksin bị chặt đầu trước pháo đài Wichai Prasit vào ngày 10 tháng 4 năm 1782, và thi thể của ông được an táng tại Wat Bang Yi Ruea Tai. Tướng quân Chao Phraya Chakri sau đó giành quyền kiểm soát thủ đô và xưng vương, thiết lập [[vương triều Chakri]].<ref>[[Nidhi Eoseewong]]. (1986). ''Thai politics in the reign of the King of Thon Buri.'' Bangkok : Arts & Culture Publishing House. pp. 575.</ref>
 
Một ghi chép khác thì viết rằng Tướng Chao Phraya Chakri lệnh hành quyết Taksin theo cách thức truyền thống của Xiêm tại Wat Chaeng: bằng cách bị đưa vào trong một túi bằng nhung và bị đánh đến chết bằng một gậy gỗ đàn hương.<ref>Prida Sichalalai. (1982, December). "The last year of King Taksin the Great". ''Arts & Culture Magazine'', (3, 2).</ref> Có một ghi chép viết rằng Taksin được bí mật đưa đến một cung điện nhằm tại vùng núi xa xôi của [[Nakhon Si Thammarat]] và ông sống tại đây cho đến năm 1825, và một người thế thân ông bị đánh đến chết.<ref>Wyatt, p. 145; [http://www.usmta.com/history-4.htm Siamese/Thai history and culture&ndash;Part 4]</ref> Tro của Taksin và vợ được đặt tại Wat Intharam (nằm tại Thonburi), chúng được đặt trong hai tháp hình nụ sen đứng trước đại sảnh cũ.<ref>{{chú thích web|url=http://www.thailandsworld.com/index.cfm?p=478 |title=see bottom of the page -item 7 |publisher=Thailandsworld.com |accessdate=2010-03-29}}</ref>
Hàng 143 ⟶ 144:
Năm 1981, Nội các Thái thông qua một nghị quyết truy tặng Taksin tước hiệu danh dự ''Đại Vương''. Với mục đích tôn vinh những quân chủ Thái Lan trong lịch sử từng được tôn là "Đại vương", [[Ngân hàng Thái Lan]] ban hành loạt tiền thứ 12 mang tên '''loạt Đại Vương''', trong ba mệnh giá: 10, 20 và 100 [[Baht]]. Tượng Taksin Đại Vương tại công viên tiêu khiển Tungnachaey tại [[Chanthaburi]] xuất hiện trên giấy bạc 20-Baht phát hành ngày 28 tháng 12 năm 1981.<ref>{{chú thích web |url= http://www.bot.or.th/English/Banknotes/HistoryANdSeriesOfBanknotes/Pages/Banknote_Series12.aspx |title= The Great Series
|author= Wararat |author2=Sumit
|date= Februaryngày 23, tháng 2 năm 2012
|work= Banknotes > History and Series of Banknotes > Banknotes, Series 12
|publisher= [[Ngân hàng Thái Lan]] |accessdate= Junengày 7, tháng 6 năm 2013
|quote= 20 Baht Back - Notification Date Novemberngày 2, tháng 11 năm 1981 Issue Date Decemberngày 28, tháng 12 năm 1981}}</ref> Ngày ông đăng cơ, 28 tháng 12, là ngày chính thức để bày tỏ sự kính trọng với Taksin, song không phải ngày nghỉ công cộng.
 
Một lăng mộ gồm y phục của Quốc vương Taksin và một miếu thờ gia tộc được thành lập tại huyện Trừng Hải, Quảng Đông vào năm 1921. Người ta cho rằng một hậu duệ của Taksin Đại Cương đã gửi y phục của ông đến chôn tại đây nhằm phù hợp với phong tục Trung Hoa, điều này hỗ trợ tuyên bố rằng đây là quê hương của cha Taksin.<ref>{{chú thích sách|title=Siam Chinese boat Chinese in Bangkok regend|year=2001|author=Pimpraphai Pisalbutr|publisher=Nanmee Books|page=93|isbn=974-472-331-9|language=th}}
Hàng 222 ⟶ 223:
[[Thể loại:Sinh 1734]]
 
{{Persondata
| NAME = Taksin
| ALTERNATIVE NAMES =
| SHORT DESCRIPTION =
| DATE OF BIRTH = ngày 17 tháng 4 năm 1734
| PLACE OF BIRTH =
| DATE OF DEATH = ngày 7 tháng 4 năm 1782
| PLACE OF DEATH =
}}
{{Link FA|th}}