Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giấc mơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thời cổ đại: clean up, General fixes using AWB
n AlphamaEditor Tool, General Fixes
Dòng 1:
[[Tập tin:Antonio de Pereda - The Knight's Dream.JPG|300px|phải|nhỏ|"The Knight's Dream" (Giấc mơ Thiên thần) của [[Antonio de Pereda]]]]
'''Mơ''', hay '''giấc mơ''', là những trải nghiệm, những ảo tưởng trong [[trí óc]] khi [[ngủ]]. Hiện tượng mơ không chỉ xảy ra với con người mà cũng có thể xảy ra ở các [[động vật]] có vú và một số loài [[chim]].<ref>[http://web.mit.edu/newsoffice/2001/dreaming.html Animals have complex dreams, MIT researcher proves]</ref>. Tuy nhiên khi nói đến giấc mơ chúng ta thường chỉ đề cập đến hiện tượng này ở con người. Các sự việc trong giấc mơ thường không thể xảy ra được hoặc không giống với [[thực tế]], chúng thường nằm ngoài sự điều khiển của người mơ. Ngoại trừ trường hợp giấc mơ sáng suốt (giấc mơ tỉnh táo), trong đó người nằm mơ nhận ra rằng họ đang nằm mơ, đôi khi có thể làm thay đổi thực tại giấc mơ của họ.<ref>[http://www.psywww.com/asc/obe/faq/obe15.html What are lucid dreams?] Explanation for lucid dreaming</ref>. Những người nằm mơ có thể trải qua những [[cảm xúc]] mãnh liệt khi đang mơ, và điều này có thể tạo cảm hứng cho [[âm nhạc]].<ref>Nathan Ausubel, ''Superman: the life of Frederick the Great'', trang 180</ref>
 
Con người thường mơ một đến hai giờ và có thể có bốn đến bảy giấc mơ mỗi đêm. Mọi người đều mơ nhưng chỉ một số người nhớ được giấc mơ của họ, tỷ như [[Vua|Quốc vương]] [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]] nước [[Phổ (quốc gia)|Phổ]] (ở thế kỷ 18) có kể lại rõ ràng về các chiêm bao của mình.<ref name="RGaines242244"/><ref name="Mitford146"/><ref name="DavidFraser407"/><ref name="Eidthsimon102"/> Giấc mơ của chúng ta thường bao gồm tất cả các [[tri giác]]. Chúng ta mơ về các [[hình ảnh]], các [[âm thanh]], các [[màu sắc]], [[mùi vị]], các đồ vật, mọi thứ mà chúng ta có thể cảm nhận. Thỉnh thoảng chúng ta lặp đi lặp lại cùng một giấc mơ. Các giấc mơ này thường khó chịu, đôi khi khủng khiếp. Các giấc mơ khủng khiếp hoặc rất khó chịu thường được đề cập đến như là các [[ác mộng]]. Ở thế kỷ 20, nhà tâm thần học người Áo là [[Sigmund Freud]] có nghiên cứu về các chiêm bao.<ref>James R. Gaines, ''Evening in the Palace of Reason: Bach meets Frederick the Great in the Age of Enlightenment'', trang 316</ref>
 
Trong [[lịch sử thế giới]] cổ đại, chính giấc mơ đã giúp [[Phật giáo]] được truyền vào [[Trung Quốc]] dưới triều [[Hoàng đế]] [[Hán Minh Đế]],<ref name="MinhDe"/> cũng như [[Kitô giáo|Ki-tô giáo]] được phát triển ở [[Đế quốc La Mã|La Mã]] dưới triều Hoàng đế [[Constantinus Đại đế|Constantinus I Đại Đế]].<ref>Paul Veyne, ''When our world became Christian, 312-394'', trang 54</ref> Các [[nghệ sĩ]], các [[nhà văn]] và các [[nhà khoa học]] đôi khi cũng nói rằng họ nhận được các ý tưởng từ trong giấc mơ. Ví dụ, ca sỹ [[Paul McCartney]] của [[The Beatles]] nói rằng ông đã tỉnh giấc với nhạc phẩm "[[Yesterday]]" trong đầu.<ref>[http://tuanvietnam.net/vn/nghexemdoc/bannhachomnay/1480/index.aspx Ngày hôm qua bất chợt trở về, tuanvietnam.net]</ref>. Nữ văn sĩ [[Mary Shelley]] nói bà đã có một giấc mơ mạnh mẽ, sinh động về một nhà khoa học sử dụng một máy móc để tạo ra một loài sinh vật sống. Khi tỉnh dậy, bà bắt đầu viết cuốn sách của bà về một nhà khoa học tên là [[Frankenstein]] đã tạo ra loài [[quái vật]] khủng khiếp{{fact|date=7-01-2013}}.
 
== Các nghiên cứu về giấc mơ ==
Dòng 34:
Vào năm 1740, sau khi vua cha qua đời, Thái tử Friedrich lên nối ngôi báu (tức là Quốc vương [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]] và liền thân chinh đốc suất [[Quân đội Phổ|binh tướng tinh nhuệ]] đánh thắng quân [[Họ Habsburg|Áo]] như là chẻ tre.<ref>James R. Gaines, ''Evening in the Palace of Reason: Bach meets Frederick the Great in the Age of Enlightenment'', trang 209</ref> Trước khi gầy Khi nước Phổ phải đơn thương độc mã chống nhau với liên minh Áo - Nga - [[Pháp]] trong cuộc [[Chiến tranh Bảy năm|Chiến tranh Bảy Năm]], ban đêm nhà vua thường ngủ cùng với các tướng sĩ trong doanh trại<ref name="Mitford146"/> và khi Hoàng tỷ yêu dấu của ông là Công chúa [[Wilhelmina của Phổ, Nữ Bá tước xứ Brandenburg-Bayreuth|Wilhelmina]] lâm trọng bệnh, nhà vua thường nằm mộng thấy tình cảnh đáng thương của nàng, làm ông rất đau xót. Ít lâu sau nàng mất nơi đất khách quê người ([[1758]]), vị vua lỗi lạc Friedrich II Đại Đế thương tiếc vô vàn.<ref>James R. Gaines, ''Evening in the Palace of Reason: Bach meets Frederick the Great in the Age of Enlightenment'', trang 244</ref> Trước cả khi Hoàng tỷ Wilhelmina từ trần thì Hoàng đệ [[August Wilhelm của Phổ (1722-1758)|August Wilhelm]] đã từ giã cõi đời, và trước khi hay tin dữ này thì nhà vua nằm mộng thấy tiên vương Friedrich Wilhelm I vời hai con là Wilhelmina và August Wilhelm đến, quả nhiên sau ông hay tin Hoàng đệ xấu số mất (1758).<ref>Nancy Mitford, ''Frederick the Great'', trang 149</ref>
 
Sau đó cuộc chiến tranh ngày càng khốc liệt (khoảng sau năm [[1759]]), và nhà vua có đến hơn một lần nằm mộng thấy tiên vương Friedrich Wilhelm I hiện về giữa lúc chiến cuộc đầy hiểm họa.<ref name="Mitford146"/><ref name="DavidFraser407"/><ref name="Eidthsimon102"/> Các giấc chiêm bao ấy có những cảnh tượng khác nhau đôi chút,<ref name="Eidthsimon102">Edith Simon, ''The making of Frederick the Great'', trang 102</ref> nhưng đại khái là Friedrich Wilhelm I thường đi cùng một đội hình [[đội hình phalanx|phương trận]] bao gồm 6 chiến binh tinh nhuệ, và tiên vương lệnh cho các chiến binh bắt trói Friedrich II Đại Đế bằng xích sắt<ref name="Mitford146">[[Nancy Mitford]], ''Frederick the Great'', trang 146</ref> và đưa nhà vua đến pháo đài [[Magdeburg]],<ref name="DavidFraser407"/>, rồi vứt ông xuống nước. Ông cũng gặp lại Hoàng tỷ Wilhelmina<ref name="RGaines242244">James R. Gaines, ''Evening in the Palace of Reason: Bach meets Frederick the Great in the Age of Enlightenment'', các trang 242-244.</ref> và Công chúa trách ông không hiếu thảo nên mới ra nông nỗi như vậy, để rồi nhà vua thường tỉnh giấc trong cảnh lạnh buốt.<ref name="Mitford146"/> Chứng tỏ vua cha thường phù hộ cho Friedrich II Đại Đế trong những năm tháng gian nan này.<ref name="DavidFraser407">[[David William Fraser|David Fraser]], ''Frederick the Great: King of Prussia'', trang 407</ref><ref name="Gaines212"/> Khi nhà vua cận kề ngày khải hoàn, có lần cảnh tượng thay đổi về cuối giấc chiêm bao. Giữa bãi chiến trường hoang vu (có một tên tướng giặc bại trận đang đóng quân tại đó<ref name="Fraser65"/>), nhà vua bái kiến tiên vương và lão tướng quá cố [[Leopold I xứ Anhalt-Dessau|Leopold người xứ Anhalt-Dessau]], rồi được Friedrich Wilhelm I và Leopold khen thưởng là đã hoàn thành nhiệm vụ, giấc mộng này khuyến khích ông đáng kể, theo lời đa tạ với tâm trọng hài lòng của chính ông trong giấc mộng với tiên vương và vị lão thần quá cố.<ref name="Mitford146"/><ref name="Eidthsimon102"/><ref name="Gaines212">James R. Gaines, ''Evening in the Palace of Reason: Bach meets Frederick the Great in the Age of Enlightenment'', trang 212</ref> Thế rồi nhà vua đã chiến thắng được cường địch và chấm dứt cuộc Chiến tranh Bảy Năm tàn khốc.<ref name="RGaines242244"/> Những chiêm bao như trên có độ tin cậy cao, do chính ông kể lại, và nhà sử học nữ người [[Anh]] gốc [[Đức]] là Edith Simon có lời bàn rằng chẳng ai mơ được rõ rệt hơn giấc chiêm bao của Friedrich II Đại Đế.<ref name="Eidthsimon102"/> Những giấc chiêm bao này thường dễ liên tưởng tới hồi Quốc vương Friedrich II Đại Đế còn làm [[Thái tử]] bị vua cha đày ải tại [[Küstrin]] ([[1730]]), cũng như nỗi đau xót của ông khi Công chúa Wilhelmina qua đời.<ref name="Gaines212"/><ref name="Fraser65">David Fraser, ''Frederick the Great: King of Prussia'', trang 65</ref> Trong mối quan hệ đầy sóng gió với vua cha Friedrich Wilhelm I, Friedrich II Đại Đế đã là người chiến thắng vì ông đã lên làm vua và làm được những gì mình muốn.
Cùng thời đại đó, nhà [[toán học]] người [[Pháp]] [[Maupertuis]] - Viện trưởng [[Viện Hàn lâm Khoa học Phổ]] của Quốc vương Friedrich II Đại Đế - có nói rằng việc nghiên cứu các giấc mơ giúp chúng ta hiểu được tâm hồn của người đó như thế nào?<ref>Nancy Mitford, ''Frederick the Great'', trang 118</ref> Nhà đại văn hào nước Pháp là [[Voltaire]] khi trở nên gắn bó với người bạn thân yêu của ông là Friedrich II Đại Đế vào khoảng năm 1740, đã nhiều lần nằm mộng thấy vị vua Phổ đến mức nhà vua nước Phổ "ám ảnh" trong các chiêm bao của ông.<ref>[[Nathan Ausubel]], ''Superman: the life of Frederick the Great'', trang 384</ref> Và cũng trong thế kỷ 18, nhà đại văn hào Pháp là [[Denis Diderot]] cũng có một giấc mộng diệu kỳ như sau: ông thấy mình được đưa đến một tòa nhà đồ sộ treo lơ lửng trên không trung, trong đó có những lão già bệnh tật, yếu ớt. Bỗng dưng một đám trẻ kéo đến, chúng hóa thành người khổng lồ và đạp đổ luôn cái tòa nhà cao chót vót kia. Khi Diderot tỉnh giấc thì ông giải thích rằng tòa nhà lớn là nơi chứa đựng những trắc trở, những lão già kia là những kẻ làm nên các thử thách gian nan, và đám người khổng lồ là trải nghiệm. Đó là triết lý: căn bệnh nào cũng có thể được chữa và mọi bí mật trên toàn cầu đều sẽ được giải đáp một ngày nào đó, miễn là người ta phải có sự kiên trì.<ref>James R. Gaines, ''Evening in the Palace of Reason: Bach meets Frederick the Great in the Age of Enlightenment'', trang 154</ref>
 
Đầu [[thế kỷ 20]], hai nhà khoa học nổi tiếng đã phát triển các ý tưởng khác nhau về giấc mơ. Nhà [[tâm thần học]] người [[Áo]] [[Sigmund Freud]] đã xuất bản một cuốn sách có tên gọi "Giải thích các giấc mơ". Freud tin rằng con người thường mơ về những thứ mà họ mong muốn nhưng không thể có, đặc biệt có liên quan đến [[dục vọng]] và sự [[ức chế dục vọng]].<ref name="phan tam hoc">[http://www.quangduc.com/khoahoc/04phantamhoc.html Giấc mơ, Phân tâm học nhập môn, tác giả Sigmund Freud, Nguyễn Xuân Hiến dịch]</ref>.
 
Với Freud, các giấc mơ chứa các ẩn nghĩa. Ông đã cố gắng hiểu các giấc mơ như là một cách để hiểu về [[loài người|con người]] và hiểu tại sao họ hành động và suy nghĩ như thế. Freud tin rằng mọi suy nghĩ và hành động của con người bắt nguồn từ sâu trong [[tinh thần|tâm thức]], [[trí óc]] của họ. Ông cho rằng các giấc mơ có thể là một con đường quan trọng để hiểu những gì đang xảy ra trong trí óc của họ. Freud nói với mọi người về các ý nghĩa trong giấc mơ của họ như là một cách để giúp họ giải quyết các vấn đề hoặc để hiểu về các mối lo lắng của họ.<ref name="phan tam hoc"/>. Ví dụ, Freud nói rằng khi con người mơ đang bay hay đang bơi thì có nghĩa họ muốn được [[quyền tự do|tự do]] như thời thơ ấu của họ. Khi một người mơ anh, chị, em hay cha mẹ của mình chết thì có nghĩa người mơ thực sự đang giấu cảm xúc ghét người đó hoặc là sự mong muốn những gì người khác có.
 
Chuyên gia [[tâm thần học]] người [[Thụy Sĩ]] [[Carl Jung]] đã làm việc với Freud vài năm nhưng ông đã phát triển các ý tưởng hoàn toàn khác về các giấc mơ. Theo Jung, các giấc mơ có thể giúp con người trưởng thành và hiểu được chính họ. Ông tin rằng các giấc mơ cung cấp các [[giải pháp]] cho các vấn đề mà chúng ta phải đối mặt khi chúng ta tỉnh giấc. Ông cũng tin rằng các giấc mơ nói cho chúng ta biết những điều về bản thân và các mối quan hệ với những người khác. Ông không tin là giấc mơ ẩn chứa các [[ý nghĩ]] hay các [[cảm giác]] về dục vọng hoặc sự ức chế dục vọng.
Dòng 52:
 
== Những giấc mơ kì lạ ==
 
=== Linh cảm từ những giấc mơ ===
 
=== Nói mơ ===
 
=== [[Mộng du]] ===
Mộng du phát sinh từ các sóng chậm giai đoạn giấc ngủ trong một trạng thái của ý thức thấp và thực hiện các hoạt động thường được thực hiện trong một trạng thái của ý thức đầy đủ. Những hoạt động này có thể là lành tính như ngồi trên giường, đi bộ vào phòng tắm, và làm sạch, hoặc là nguy hiểm như nấu ăn, lái xe, có quan hệ tình dục, bạo lực cử chỉ, lấy đối tượng ảo tưởng, hoặc thậm chí giết người.
 
=== Âm thanh trong giấc mơ ===
 
== Chú thích ==
{{Tham khảo}}