Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bò Hà Lan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: General Fixes
n AlphamaEditor Tool, General Fixes
Dòng 1:
[[Tập tin:Cow female black white.jpg|phải|nhỏ|300px||Một con bò sữa thuộc giống bò Hà Lan]]
'''Bò Hà Lan''' (tên gốc Bò '''Holstein Friz''', đọc là Hôn – xtail<ref name="elib.dostquangtri.gov.vn">http://elib.dostquangtri.gov.vn/ntmn/Include/Index.asp?option=6&ID=119&IDhoi=304 {{link chết|truy vấn quá lâu}}</ref> hoặc '''Holstein friezian'''- viết tắt '''HF''') là một giống [[bò sữa]] có nguồn gốc từ [[Hà Lan]] gần 2.000 năm trước đây. Bắt nguồn từ bò đen và trắng của [[Batavian]] và [[Friezians]] được phối giống và loại thải nhằm tạo ra giống [[bò]] có sản lượng [[sữa]] cao nhất và có khả năng sử dụng vùng đất hạn hẹp của đồng bằng [[rhine|sông Rhine]] hữu hiệu nhất. Cuối cùng qua quá trình tiến hoá về mặt [[di truyền]] đã tạo thành giống bò sữa trắng đen năng suất cao mang tên Holstein Friezian.<ref>http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=3627 {{link chết|truy vấn quá lâu}}</ref>.
 
==Đặc điểm==
[[Tập tin:Red Holstein Rind 1.JPG|nhỏ|phải|160px|Bò lang trắng đỏ]]
Bò Hà Lan chủ yếu có màu lang [[trắng]] [[đen]], nhưng vẫn có con lang trắng [[đỏ]]. Bò cái có thân hình chắc chắn gần như [[hình thang]], tầm vóc lớn, [[vú]] to, bầu vú phát triển,<ref name="chicucthuyhcm.org.vn">{{chú thích web | url = http://www.chicucthuyhcm.org.vn/?act=XemChiTiet&Cat_ID=50&News_ID=520 | tiêu đề = Cổng Thông tin điện tử | author = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref> mắn sinh, hiền lành, và có khả năng sản xuất sữa rất cao. Bò sữa thuần Hà Lan có tiềm năng cho sữa cao hơn các giống bò sữa khác.<ref name="vcn.vnn.vn">http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=1607 {{link chết|truy vấn quá lâu}}</ref>. Bò Hà Lan cho trung bình 50 lít, mỗi ngày, chu kỳ 300 ngày cho 10.000 – 15.000 lít, khi nhập vào những nước nhiệt đới như Việt Nam, cho mỗi ngày trung bình 15 lít, chu kỳ 300 ngày cho 3.600 – 4.000 lít [[sữa tươi]].<ref name="elib.dostquangtri.gov.vn"/>.
 
Bò đực có thân [[hình chữ nhật]], sừng nhỏ, yếm bé. Bò Hà Lan [[Hoa Kỳ|Mỹ]] có tầm vóc to con nhất. Khối lượng bò đực: 600&nbsp;kg/con và bò cái: 550&nbsp;kg/con. Bò có thể bắt đầu phối giống lúc 15-18 tháng tuổi. Năng suất sữa 305 ngày của bò Hà Lan Mỹ là 12.000&nbsp;kg sữa với 3,66 % [[mỡ]], bò [[Cuba]] là 3.800-4.200&nbsp;kg với 3,4 % mỡ và bò [[Úc]] là 5.000&nbsp;kg sữa.<ref name="chicucthuyhcm.org.vn"/> Đây là giống bò thích nghi rất tốt ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Mặc dù có nguồn gốc [[ôn đới]] nhưng đã được nuôi lai tạo thành những dòng có thể nuôi được ở các nước [[nhiệt đới]].
 
==Lai giống==
Nhiều nước ở vùng nóng đã nhập bò Hà Lan về để lai tạo với bò địa phương hoặc nhân thuần nhằm mục đích sản xuất sữa. Tuy nhiên, khi chuyển bò sữa ôn đới cao sản HF vào nuôi ở môi trường nóng thường cho kết quả thấp hơn vì Bò sữa HF cũng như các gia súc khác, chúng thích nghi một cách chậm chạp với môi trường mới do đó khi chuyển đột ngột chúng vào một môi trường quá khác biệt sẽ tạo ra sự căng thẳng quá lớn để chúng có thể thích nghi. Những con bò Hà Lan mới nhập về vùng nhiệt đới gặp thời tiết nóng làm cho khả năng đề kháng bệnh tật thấp, vì vậy bò dễ bị bệnh.<ref name="vcn.vnn.vn"/>.
 
Bên cạnh đó, trong môi trường ẩm độ cao các loại côn trùng như ruồi, muỗi, ve rất nhiều, chúng không chỉ tấn công gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe của bò mà còn là trung gian truyền bệnh kí sinh trùng đường máu rất nguy hiểm. Ở những nơi mà thức ăn xanh cung cấp cho bò là cỏ cắt nơi đồng trũng, ven kênh rạch thì có nguy cơ cỏ này mang mầm bệnh như sán lá gan và kí sinh trùng đường ruột khác. Mặt khác, có sự thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sữa Hà Lan cao sản ở hầu hết các chủ trại. Có nhiều chủ trại lần đầu tiên nuôi bò, không biết phát hiện bò lên giống, phát hiện viêm vú, không biết thế nào là căng thẳng nhiệt ở bò sữa từ đó đã làm tăng thêm hậu quả căng thẳng ở bò HF khi chuyển vùng.<ref name="vcn.vnn.vn"/>.
 
Bên cạnh đó, trong môi trường ẩm độ cao các loại côn trùng như ruồi, muỗi, ve rất nhiều, chúng không chỉ tấn công gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe của bò mà còn là trung gian truyền bệnh kí sinh trùng đường máu rất nguy hiểm. Ở những nơi mà thức ăn xanh cung cấp cho bò là cỏ cắt nơi đồng trũng, ven kênh rạch thì có nguy cơ cỏ này mang mầm bệnh như sán lá gan và kí sinh trùng đường ruột khác. Mặt khác, có sự thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sữa Hà Lan cao sản ở hầu hết các chủ trại. Có nhiều chủ trại lần đầu tiên nuôi bò, không biết phát hiện bò lên giống, phát hiện viêm vú, không biết thế nào là căng thẳng nhiệt ở bò sữa từ đó đã làm tăng thêm hậu quả căng thẳng ở bò HF khi chuyển vùng<ref name="vcn.vnn.vn"/>.
==Chăn nuôi==
{{Chính|Chăn nuôi gia súc lấy sữa}}
[[Tập tin:Krowiszon.jpg|nhỏ|trái|300px|Bò Hà Lan đang gặm cỏ]]
Ở Úc, bò Hà Lan đuợc nuôi thành bầy đàn, người ta chăn thả chúng trên đồng cỏ rộng mênh mông như thảo nguyên, trên đó có các loại cỏ có chất lượng, bò được tự do lựa chọn loại thức ăn mà chúng ưa thích. Mùa khô cỏ trên đồng cỏ thiếu hụt chúng được bổ sung thêm cỏ khô, cỏ ủ dự trữ chất lượng cao. Tại Úc, khí hậu ở đây ôn hoà (nhiệt độ trung bình cao nhất 25OC vào khoảng tháng 12 và tháng 1, tháng 6-7 nhiệt độ thấp dưới 15OC, ẩm độ trung bình khoảng 60%. Lượng mưa trung bình 1185mm, thấp nhất vào tháng 6-9). Nhiều [[trang trại]] nuôi cả ngàn con bò sữa chỉ nhốt trong rào quây mà không cần làm chuồng. Những con bò này ăn ngủ trên đồng cỏ, chỉ về chuồng khi vắt sữa, ở đây nuôi bò là một nghề truyền thống.<ref name="vcn.vnn.vn"/>.
 
Trong chăn nuôi ở một số nước nhiệt đới, có khuyến cáo cho rằng không nên chọn mua bò Hà Lan thuần vì bò sữa Hà Lan thuần hoặc bò lai có tỷ lệ máu bò Hà Lan càng cao (bò F3, F4-7/8 và 15/16 máu bò Hà Lan) thì càng " khó tính, càng kém chịu đựng được điều kiện nóng ẩm và kham khổ do thiếu thốn thức ăn. Khi nhiệt độ lên trên 340C, bò có tỷ lệ máu bò Hà Lan cao thường thở dốc, xù lông, năng suất sữa giảm. Đồng thời tỷ lệ nhiễm bệnh tăng, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh tụ huyết trùng. Việc chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam cho thấy bò sữa Hà Lan thuần thích hợp nhất ở một số vùng như Mộc Châu - Sơn La, Đức Trọng - Lâm Đồng - nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân hàng năm 210C.<ref>{{chú thích web | url = http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/tamnong/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDIws_QzcPIwN_SwMDA88QCx9PX2dXAwN3E_2CbEdFAKVecqM!/?WCM_PORTLET=PC_7_028N1FH200QU80ITGV3DSR1K72_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/Hoinongdan/hoinongdan/dulieutamnong/channuoigiasuc/mot+so+van+de | tiêu đề = Website tam nông | author = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Nhiệt độ môi trường thích hợp cho bò sữa được ghi nhận là từ âm 40C đến 220C, trong đó Nhiệt độ tới hạn của môi trường đối với bò HF là 27OC, khi trời nóng bò Hà Lan giảm ăn 10-15%, để đảm bảo cho bò ăn đủ dinh dưỡng khi khả năng ăn vào giảm, người ta những loại thức ăn có chất lượng cao. Khẩu phần ăn có tổng vật chất khô thấp nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong 1&nbsp;kg chất khô phải cao hơn 10-15% so với bình thường. Đồng thời người chăn nuôi phải luôn có đủ nước sạch, mát cho bò uống tự do suốt ngày đêm. Bò Hà Lan chưa thích nghi với môi trường nóng có nhu cầu nước cao hơn so với bò đã thích nghi.<ref name="vcn.vnn.vn"/><ref>{{chú thích web | url = http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=20786 | tiêu đề = Kinh nghiệm nuôi bò sữa cho thu nhập cao | author = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 6 năm 2014 | nơi xuất bản = PhunuNet | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
==Tại Việt Nam==
Việt Nam bắt đầu nhập bò Hà Lan từ Cu Ba. Công tác nhân thuần và lai tạo được tiến hành tại các cơ quan nghiên cứu và nông trường quốc doanh tại Ba Vì và Mộc Châu. Sau đó một số bò thuần Hà Lan từ Mộc Châu chuyển vào Đức Trọng. Trong thời kì bao cấp, số lượng và chất lượng đàn bò thuần và lai Hà Lan có chiều hướng đi xuống. Những năm đầu của thời kì đổi mới, một số bò thuần HF được chuyển về các trại tư nhân. Số lượng bò lai Hà Lan tăng nhanh.<ref name="ReferenceA">http://vcn.vnn.vn/phat-trien-giong-bo-sua-o-viet-nam-hien-trang-va-giai-phap_n58215_g773.aspx</ref>. Năng suất trung bình của bò lai HF khoảng 10-11kg10–11&nbsp;kg ngày. Đa số bò có năng suất dao động quanh 3000kg3000&nbsp;kg/chu kì, có nhiều con cho năng suất rất cao, trên dưới 6000 &nbsp;kg/chu kì.
 
Năm 2001, Việt Nam đã nhập tổng số 192 con bò giống thuần Hà Lan và [[Bò Jersey]] từ Mỹ. Sau khi nuôi tân đáo tại Ba Vì đã đưa về Mộc Châu 49 con Hà Lan, Lâm Đồng 29 con Hà Lan, Ba Vì 21 bò Hà Lan. Sau 6 tháng nuôi tại Việt nam đã có 19 con chết (chiếm 10%), bò cái cho sữa trung bình 22-23kg22–23&nbsp;kg/ngày. Các tỉnh đã nhập bò Hà Lan thuần từ Úc với mục đích sản xuất sữa, kết quả đã nhập về 778 trong đợt 1, sau 3 tháng nuôi (tính cả thời gian nuôi tân đáo) đã chết và loại thải 26 con. Đợt 2 nhập về 714 con, Sau gần 2 tháng nuôi tân đáo có 5 con chết do viêm phổi và nhiễm trùng máu, 13 con bị sảy thai. Đợt 3 nhập khoảng 2400, đợt 3 với số lượng 1200 con. Hai đợt nhập bò HF khơi dậy nhiều tranh luận về chất lượng con giống và nhiều vấn đề thuộc về kĩ thuật, quản lí khác.
 
Bò Hà Lan thuần chủng chỉ chiếm 5-6% tồng đàn, nuôi tập trung ở hai cơ sở giống tại cao nguyên Mộc Châu và Lâm Đồng. Công ty giống bò sữa Mộc Châu có 1800 con trong đó có 900 cái sinh sản, năm 2001 nhập từ Mỹ về thêm 50 con. Công ty giống bò sữa Lâm Đồng có 100 con, nhập thêm từ Mỹ 30 con. Đàn bò lai chiếm 94-95% tổng đàn. Đàn bò lai HF nuôi trong nông hộ và một số cơ sở chăn nuôi của nhà nước có hơn 1.250 con. Năng suất bình quân toàn đàn bò lai Hà Lan ước đạt 3300kg3300&nbsp;kg/chu kì và năng suất bình quân của bò HF thuần ước 4100kg4100&nbsp;kg/chu kì. Trung bình sản lượng sữa thực tế của các phẩm giống bò lai F1, F2 và F3 là 3650 &nbsp;kg, trong đó sản lượng sữa của bò lai F1 là 3671 &nbsp;kg, của bò lai F2 là 3858 &nbsp;kg và của bò lai F3 là 3457. Như vậy sản lượng sữa thực tế của bò lai F2 là cao nhất, tiếp đến là bò lai F1 và thấp nhất là bò lai F3. Khoảng cách lứa đẻ từ 440 - 460ngày.
 
Tại [[Thành phố Hồ Chí Minh]], tinh bò đực Hà Lan nhập từ nhiều nguồn (từ 9-10 nước khác nhau trên thế giới). Nhà nước không quản lí hết được các nguồn tinh nhập và sử dụng trên thị trường. Tinh của nhiều bò đực có tiềm năng cho sữa thấp. Trên 70% số bò cái được gieo tinh mà không có ghi chép nguồn tinh sử dụng. Tình hình ở các địa phương khác còn tồi tệ hơn, kết quả là đàn bò cái được lai tạo thiếu kiểm soát, chất lượng con giống có nguy cơ giảm thấp. Biểu hiện ra ngoài là bò khó nuôi, bị bệnh tật nhiều, nhất là bệnh về sinh sản như chậm sinh, vô sinh, bệnh về chân, móng và bệnh viêm vú.<ref name="ReferenceA"/>.
 
==Chú thích==