Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kế sữa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Alphama Tool
n AlphamaEditor, General Fixes
Dòng 43:
 
=== Silymarin và bệnh xơ gan có hạt nhỏ ===
Trong các nghiên cứu dược lâm sàng của chúng tôi trước đó<ref>Fehér, J.; Deák, Gy; Müzes, Gy.; Láng, I.; Niederland, V; Nékám, K.; Kárteszi, M Liver-protective action of silymarin therapy in chronic alcoholic liver diseases.(Hungarian) Orv. Hetil, 1989, 130, 2723-2727.</ref><ref>Müzes, Gy.; Deák, Gy.; Láng, I.; Nékám, K.; Niederland, V.; Fehér . Effect of silimarin (Legalon) therapy on the antioxidant defense mechanism and lipid peroxidation in alcoholic liver disease (dou- ble-blind protocol). (Hung.) Orv. Hetil., 1990, 131, 863-866.</ref><ref>[12] Fehér, J.; Nékám, K.; Müzes, Gy.; Deák, Gy. Effect of free radical scavengers on superoxide dismutase (SOD) enzyme in patients with alcoholic cirrhosis. Acta Med. Hung., 1988, 45, 265-276.</ref>, một thử nghiệm tiến hành áp dụng điều trị bằng silymarin (Legalon 140, Madaus, Cologne, Đức) trong 6 tháng trên 36 bệnh nhân mắc bệnh xơ gan có hạt. Việc điều trị mang lại những tác động có lợi đến khả năng miễn dịch của cơ thể và các thông số của cơ chế bảo vệ chống oxy hóa. Huyết thanh Procollagen III giảm đáng kể ở nhóm điều trị, cho thấy sự gây ức chế hiện tượng sinh tế bào sợi trong gan. Các nghiên cứu thu được kết quả tương tự với dữ liệu của Ferenci và các cộng sự, cho rằng việc uống silymarin lâu dài giúp bệnh nhân mắc bệnh xơ gan do cồn sống lâu hơn 5-10 năm<ref>Blázovics, A.; Fehér, J. Oxidative Stress and Liver. In: Hepatolo- gia; Fehér, J.; Lengyel, G, Eds.; Medicina: Budapest, 2001; pp. 50- 88.</ref>. 
 
=== Silymarin và bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn ===
Dòng 51:
Một số nghiên cứu đã xác định được các yếu tố gây bệnh chủ yếu như: tình trạng mất cân bằng các tác nhân oxy hóa, sự gia tăng cytokine bất thường, rối loạn chuyển hóa axit béo và sự hình thành kháng insulin. Sự kết hợp của những yếu tố trên sẽ tấn công tế bào gan qua những tổn thương oxy hóa trực tiếp và hoại tử khối u yếu tố alpha (TNF-α), gây viêm hoặc chết tế bào. Bệnh NAFLD kéo dài qua 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tiên là giai đoạn gan nhiễm mỡ, giai đoạn thứ hai được đặc trưng bởi bệnh viêm gan nhiễm mỡ (không do cồn, NASH) hoặc xơ gan nhiễm mỡ. Hiện nay, điều trị NAFLD tập trung vào việc đối phó với các nguy cơ gây bệnh như béo phì, tiểu đường, gia tăng lipid trong máu. 
 
Silymarin đã được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và ức chế hiện tượng sinh tế bào sợi trong bệnh gan mãn tính. Trong một số mô hình thử nghiệm và những nghiên cứu lâm sàng, các nhà nghiên cứu khác nhau đã chứng minh được tác dụng có lợi của silymarin silibinin, phức hợp silybin-phospholipid và phức hợp silybin-vitamin E-phospholipid. Những thay đổi trong thành phần axit béo của lớp màng ty thể, gây ra bởi methionine và chế độ ăn uống thiếu choline, có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng Silybin-phospholipid, giúp tăng khả năng kháng viêm và ức chế hiện tượng sinh tế bào sợi. Khả năng bị tổn thương của lớp màng lipid gia tăng do các tác động ôxy hoá, có thể bị hạn chế bởi Silybin-phospholipid thông qua chức năng bảo toàn các ty lạp thể
 
=== Silymarin và viêm gan siêu vi C ===
Silymarin ức chế vi rút viêm gan C (HCV) qua khả năng chống oxy hóa, kháng viêm và điều hòa miễn dịch, góp phần làm tăng hiệu quả bảo vệ gan. Một số nghiên cứu lâm sàng trong đó sử dụng các chiết xuất thảo dược, đặc biệt là silymarin, để điều trị cho bệnh nhân viêm gan C mãn tính, với mục đích chứng minh rằng loại thuốc này thích ứng tốt với các chất kháng virus và giúp giảm thiểu các phản ứng phụ bất lợi. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng silymarin có tác dụng làm giảm sự hình thành kháng insulin<ref>Lirussi, F.; Beccarello, A.; Zanette, G.; De Monte, A.; Donadon, V .; Velussi, M.; Crepaldi, G. Silybin-beta-cyclodextrin in the treatment of patients with diabetes mellitus and alcoholic liver disease. Efficacy study of a new preparation of an anti-oxidant agent. Diabetes Nutr. Metab., 2002, 15, 222-231.</ref>. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với những người mắc bệnh viêm gan C, thể hiện qua tỷ lệ đáp ứng virus bền vững (sustained virological response – SVR), cho thấy khi điều trị kết hợp silymarin với pegylated interferon và ribavirin thì lượng kháng insulin hình thành chỉ là một nửa (25-33%) so với những bệnh nhân không sử dụng silymarin – có lượng kháng insulin lên đến 60%. 
 
=== Silymarin và viêm gan siêu vi B ===
Dòng 76:
 
== Khuyến cáo và chống chỉ định ==
Các sản phẩm từ cây kế sữa thường được chuẩn hóa để chứa 70% đến 80% silymarin. Chiết xuất từ cây kế sữa thường được chuẩn hóa lên đến 70% silymarin, một liều thông thường sẽ là 200 &nbsp;mg 3 lần/ngày được cung cấp 420 &nbsp;mg silymarin.
 
Khi điều trị bệnh gan mãn tính, thời gian sử dụng ngắn nhất là 2 tháng cho đến vài năm và trong suốt tuổi thọ của bệnh nhân trong các trường hợp viêm gan mãn tính, xơ gan hoặc xơ hóa. Liều uống nên được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân tùy theo tình trạng bệnh: 
* Xơ gan: Silymarin, 280–450 &nbsp;mg/ngày chia làm 2-3 liều. 
 
* Viêm gan mãn tính: Silipide, 160–480 &nbsp;mg/ngày hoặc silymarin 420 &nbsp;mg/ngày chia làm ba lần.
 
* Viêm gan siêu vi cấp tính: Silymarin, 420 &nbsp;mg/ngày chia làm 3 lần. 
 
* Nhiễm độc gan do dược/độc tố: Silymarin 280–420 &nbsp;mg/ngày chia làm 3 lần; có thể lên đến 800 &nbsp;mg /ngày.
Sử dụng cây kế sữa cũng có thể xảy ra những phản ứng phụ, tuy rất hiếm, bao gồm: nôn mữa, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, rôm sảy, đau nhức khớp xương, bất lực (sinh lý), hơi thở ngắn và dồn dập, bất tỉnh,...