Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tưởng Kinh Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lotye (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n AlphamaEditor, General Fixes
Dòng 44:
Từ năm 1916 – 1919, Tưởng Kinh Quốc học tại một trường trung học ở Ngô Sơn, [[Khê Khẩu]]. Đến năm 1920, cha ông mời gia sư về dạy Tứ thư cho ông. Ngày 4 tháng 6, 1921, bà nội của Kinh Quốc mất. Sau đó Tưởng Giới Thạch đưa gia đình đến [[Thượng Hải]]. Mẹ kế của ông là [[Diêu Di Thành]], trong gia đình họ Tưởng gọi là "dì Thượng Hải", đi cùng với họ. Trong giai đoạn này, Tưởng Giới Thạch tập trung dạy dỗ rèn luyện Kinh Quốc, trong khi dành hết tình yêu thương cho Vĩ Quốc.
 
Tại Thượng Hải, Kinh Quốc bị cha quản lý rất nghiêm, mỗi tuần phải viết một bức thiếp (thư pháp) khoảng 200-300 chữ. Tưởng Giới Thạch cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh điển Nho giáo và Anh ngữ, dù bản thân ông ta cũng chẳng thông thạo 2 lĩnh vực này. Ngày 20 tháng 3, 1924, Kinh Quốc trình bày với người cha nổi tiếng một kế hoạch phát triển Khê Khẩu.<ref>letter of Augustngày 4, tháng 8 năm 1922</ref> Tưởng Kinh Quốc dự định tạo điều kiện giáo dục miễn phí để mọi người đều có thể đọc và viết ít nhất 1000 chữ. Ông nói:
 
:'''Con có một kiến nghị về trường Ngô Sơn, dù con không biết cha có chấp thuận hay không. Con nghĩ trường nên thành lập một lớp học đêm cho những người không có điều kiện đi học ban ngày. Tại trường của con cũng có một lớp học đêm rất thành công. Con có thể cung cấp một vài thông tin về lớp học đêm này:''
Dòng 64:
Tưởng Kinh Quốc yêu cần Ngô Trĩ Huy tiến cử mình làm ứng cử viên của Quốc dân đảng. Dù không ngăn cản ông, Ngô là thành viên quan trọng trong phái "[[Hội nghị Tây Sơn]]" khuynh hữu chống cộng bên trong Quốc dân đảng, về sau tham gia trấn áp phe cộng sản và thúc đẩy Quốc dân đảng cắt đứt quan hệ với Moskva. Mùa hè năm 1925, Tưởng Kinh Quốc đến Hoàng Phố thảo luận với cha mình về kế hoạch du học tại [[Moskva]].
 
Tưởng Giới Thạch không bằng lòng việc con trai sang Liên Xô du học, nhưng sau khi thảo luận với [[Trần Quả Phu]] (陳果夫) cuối cùng cũng đồng ý. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1996, em trai Trần Quả Phu là Lập Phu khẳng định rằng nguyên nhân khiến Tưởng Giới Thạch chấp thuận là vì ông ta vẫn cần sự ủng hộ của Liên Xô trong giai đoạn quyền thống trị của ông ta bên trong Quốc dân đảng còn chưa vững chắc.<ref>Ch'en Li-fu, interview, Taipei, Mayngày 29, tháng 5 năm 1996</ref>
 
==Moskva==
Dòng 178:
[[Thể loại:Sinh 1910]]
[[Thể loại:Mất 1988]]
[[Thể loại:Tín hữu Kitô giáo Trung Quốc]]
[[Thể loại:Người Cộng sản]]