Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chổi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Stomperinky (thảo luận | đóng góp)
Stomperinky (thảo luận | đóng góp)
Dòng 18:
 
Vào vụ gặt, khi tuốt hạt lúa nếp xong, rơm nếp được xiến phần gốc, tuốt sạch hết hột thóc lép còn dính lại ở cọng rơm rồi bó lại gọn gàng, sau đó đem từng bó một trải đều ra,phơi nắng thật kỹ cho khô vàng, nếu phơi rơm không được nắng hay rơm còn ẩm mà đã cất thì rơm sẽ bị mốc, lõi rơm ngả màu. Sau đó cất lên gác mái, để đến khi nông nhàn mới lấy ra kết chổi.
 
Rơm được lấy xuống, vẫn theo từng bó, được kê lên thớt và dùng dao chặt bỏ phần đầu mặt của cọng rơm rồi rút lấy phần sợi. Dùng sợi lạt nhỏ và mềm để bó những sợi rơm vàng óng thành từng lọn nhỏ (những sợi lạt được chẻ để gói bánh chưng tết, gói xong còn thừa thì quấn lại và cũng gác lên gác bếp, khi dùng để bện chổi thì lấy xuống ngâm vào chậu nước mấy tiếng cho lạt mềm và dai trở lại). Thông thường mỗi cái chổi to dùng 5 lọn rơm, chổi nhỏ dùng 3 lọn. Dăm, bẩy sợi rơm được bện với nhau để thành sợi dây, rồi dùng chính sợi dây đó quấn chặt lọn rơm từ phần lạt buộc lại, được hai hay ba vòng lại ghép thêm một lọn rơm khác. Cứ thế những lọn rơm được xếp phẳng với nhau, còn các sợi rơm đem bện lại, tiếp nối nhau thành sợi dây để quấn cán chổi. Khi cán chổi đã được quấn khoảng hơn gang tay, lúc đó chuyển sang công đoạn chốt cán. Các sợi rơm được tết lại với nhau rất tài tình theo từng lớp nhỏ dần cho đến khi toàn bộ lõi rơm đã được khóa hết. Sau đó dùng một đoạn tre dài chừng hai chục cm vót nhọn hai đầu ở giữa đập dập, xoắn lại để đóng cọc vào lõi cán chổi và cũng là để chốt nút rơm cuối cùng. Sau khi đóng cọc xong, dùng dao để cắt các đoạn rơm thừa sau khi được khóa tạo thành các con mắt nhỏ xếp vòng quanh cuống chổi, trông cứ như là một quả na nhỏ màu vàng, thế là một cái chổi đã hoàn thành. Chổi rơm thường được mỗi gia đình nhà nông làm hơn chục cái mỗi năm, vừa để dùng, vừa để làm quà biếu họ hàng, người thân, dùng hết sang năm lại làm. Nghề làm chổi rơm là nghề thủ công, một nghề phụ và gắn bó với người dân quê từ lâu.
 
Ngày nay chổi rơm dần bị thay thế bởi chổi chít (quét nhà), chổi chà (quét sân), nghề làm chổi rơm bị mai một dần. Khi nhà nông có máy tuốt lúa ngay tại cánh đồng, gặt xong trong chốc lát là thóc đã được đóng vào bao mang về, còn phần rơm, rạ để lại hết ngoài ruộng, để cho khô rồi châm lửa đốt, khói um từ làng quê lên đến thành phố, do đó không còn rơm nếp để bện chổi.
 
==== Chổi tre ====