Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Achaemenes”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n clean up, replaced: ! → ! (3), thân mẫu → mẹ, NXB → Nhà xuất bản using AWB
Dòng 106:
Vào năm 625 TCN, một dân tộc Aryan ở phía bắc Ba Tư là [[người Media]] thoát được ách đô hộ của [[người Scythia]], giành lại toàn bộ đất nước.<ref>Pierre Briant, ''From Cyrus to Alexander: A History of the Persian Empire'', trang 25</ref> Dưới triều vua [[Cyaxares]], Đế quốc Media trở nên hùng cường.<ref>Pierre Briant, ''From Cyrus to Alexander: A History of the Persian Empire'', trang 880</ref> Dần dần, các xứ Elam, Parsua và Anshan đều thành thuộc quốc của [[Người Media#Đế quốc Media|Đế quốc Media]]. Vua xứ Anshan là [[Cambyses I]] hẳn là có tài ngoại giao,<ref>Samuel Willard Crompton, ''Cyrus the Great'', trang 47</ref> và ông được vua nước Media là [[Astyages]] gả con gái là công chúa [[Mandane của Media|Mandane]] cho. Mandane sinh được một người con kỳ tài là vua [[Cyrus Đại đế]] trong tương lai. Do được báo mộng là Hoàng tử Cyrus sẽ cướp ngôi vua nước Media, vua Astyages đã truyền lệnh cho giết ông, nhưng một vị thống soái là Harpagus đã cứu ông.<ref>Samuel Willard Crompton, ''Cyrus the Great'', trang 27</ref> Đây là một huyền thoại về [[cyrus Đại đế|vị vua sáng lập Ba Tư]], được Herodotos ghi nhận.<ref name="Briant31"/>
 
Thế nhưng, theo nhà sử học Ctesias thì vua Cyrus II không phải là cháu ngoại của vua Astyages, cũng không phải là một thành viên của Hoàng gia Achaemenes, nhưng có xuất thân bình dân, thuộc về bộ lạc của người Mardioi. Theo đó, khi thân mẫumẹ ông là Argoste có mang, bà mộng thấy con mình sẽ làm "tai to mặt lớn" ở châu Á. Sinh ra, Cyrus vào cung hầu hạ vua Astyages. Ông dần dần được nhà vua sủng ái, nhưng sau này ông khởi nghĩa lật đổ nhà vua, và lên ngôi vua nước Ba Tư và Media. Ghi nhận của Ctesias khó có thể tin được, vì nhà sử học Herodotos và tư liệu bằng chữ tượng hình Ba Tư đều ghi nhận ông thuộc dòng dõi nhà Achaamenes - Vương triều đang trị vì bộ lạc của người Ba Tư ở Pasargadae.<ref>M. A. Dandamaev, ''A political history of the Achaemenid empire'', trang 12</ref>
 
== Thời đế quốc (551 TCN - 328 TCN) ==
Dòng 130:
Sau những năm tháng chinh phạt, Đế quốc Ba Tư thái bình thịnh trị.<ref>Dennis Abrams, ''Xerxes'', trang 31</ref> Nhưng Hoàng đế Darius Đại Đế hay tin người [[Ionian]], với sự hỗ trợ của người [[Athena]], phất cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của Đế quốc Ba Tư. Ông phái quân đến dẹp tan cuộc khởi nghĩa của Ionian. Sau đó, ông sai sứ đến xứ [[Sparta]] bắt họ phải thần phục ông, nhưng không được chấp nhận. Do đó, ông quyết định trừng phạt họ.<ref>Dennis Abrams, ''Xerxes'', trang 33</ref> Vào năm 490 TCN, ông phái quân tiến đánh Hy Lạp. Ông không thân chinh thống lĩnh, chỉ giao trách nhiệm cho một viên cận tướng.<ref>Samuel Willard Crompton, ''Alexander the Great'', trang 33</ref> Quân đội Ba Tư tấn công xứ [[Eretria]] và tiêu diệt được xứ này, bắt dân chúng trong thành làm nô lệ.<ref>Dennis Abrams, ''Xerxes'', trang 34</ref> Nhưng quân đội Ba Tư đại bại [[trận Marathon|tại Marathon]] và phải rút về. Vào năm 486 TCN, Hoàng đế Darius I, tức Darius Đại Đế qua đời, kết thúc những năm tháng trị vì thành công vang dội.<ref name="SWCrompton90">Samuel Willard Crompton, ''Cyrus the Great'', trang 90</ref>
 
Con trai của ông lên thay, tức Hoàng đế [[Xerxes I của Ba Tư|Xerxes Đại đế]]. Ông là một vị vua - chiến binh.<ref name="Gbeers178">V. Gilbert Beers, ''The Victor Journey Through the Bible'', trang 178</ref> Vị tân Hoàng đế quyết tâm tiêu diệt các thành bang Hy Lạp để báo thù cho thất bại của vua cha.<ref>Samuel Willard Crompton, ''Alexander the Great'', trang 34</ref> Không những thế, ông bị xem là đối xử ngược đãi với các tôn giáo khác, không như các bậc tiên đế Cyrus Đại Đế và Darius Đại Đế.<ref>Josef Wiesehöfer, ''Ancient Persia'', trang 42</ref> Trước khi chinh phạt Hy Lạp, ông dập tan những cuộc bạo loạn tại Babylon và Ai Cập.<ref>Dennis Abrams, ''Xerxes'', trang 13</ref> Theo sử cũ Hy Lạp, ông đem 5 triệu người - trong đó có 1.700.000 binh sĩ từ mọi nước trong đế quốc - đi chinh tây, có thể là nhằm mục tiêu thôn tính toàn [[châu Âu]]. Sự kiện này đưa ông trở thành vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Ba Tư.<ref name="SWCrompton90"/> Trong công cuộc chinh phạt Hy Lạp, ông vừa gặt hái những chiến thắng vừa vấp phải những thất bại:<ref name="CROcY91">Samuel Willard Crompton, ''Cyrus the Great'', trang 91</ref> Sử cũ cho hay, các chiến thuyền của nhà vua đã làm thành một chiếc cầu nổi khổng lồ bắc qua eo biển Hellespont nối liền hai châu Âu-Á. Quân đội Ba Tư thắng ở [[trận Thermopylae]] trên bộ, giết được vua [[Sparta]] là [[Leonidas I]]. Đây là một trong những trận chiến nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới.<ref>Dennis Abrams, ''Xerxes'', trang 79</ref> Với sự hy sinh anh dũng của vua Leonidas I, nhân dân Hy Lạp kiên quyết trả thù cho ông.<ref>Dennis Abrams, ''Xerxes'', trang 89</ref> Sau chiến thắng, Hoàng đế Xerxes Đại Đế đem quân đốt thành [[Athena]],<ref name="CrôÂl36">Samuel Willard Crompton, ''Alexander the Great'', trang 36</ref> nhưng thủy binh bị đại bại ở trận đánh quyết định [[trận Salamis|tại Salamis]] năm 480 TCN. Trong trận này, ông liên quân với Nữ hoàng [[Artemisia I]] xứ [[Halicarnassus]].<ref>Dennis Abrams, ''Xerxes'', trang 102</ref> Sợ thất bại, ông rút thủy binh về và giao việc chinh phục Hy Lạp cho tướng [[Mardonius]] với 10.000 quân tinh nhuệ.<ref name="Gbeers178"/><ref name="NGUYWilson555">Nigel Guy Wilson, ''Encyclopedia of ancient Greece'', trang 555</ref>
 
Mardonius là vị thống soái hàng đầu của Đế quốc Ba Tư thời đó, là con rể của tiên đế Darius Đại Đế.<ref>Josef Wiesehöfer, ''Ancient Persia'', trang 69</ref> Thông qua [[Vương quốc Macedonia]] là đồng minh của Ba Tư, tướng Mardonius đề nghị người Athena ký kết hòa ước với Ba Tư, nhưng không thành công. Vào mùa xuân năm 479 TCN, tướng Mardonius lại chiếm được thành Athena. Người Athena phải rút lui khỏi thành phố. Quyết không đầu hàng Ba Tư, họ cầu cứu người Sparta và nhận được sự giúp đỡ. Trong [[trận Plataea]] (479 TCN), tướng Mardonius tử trận, Quân đội Ba Tư thất bại. Họ phải rút chạy về nước. Đối với Hoàng đế Xerxes Đại Đế, cuộc chinh phạt Hy Lạp thất bại nhưng không gây hậu quả gì cho lắm trên Đế quốc Ba Tư, và ông vẫn tiếp tục ngự trị Đế quốc (nhưng đối với nhân dân Hy Lạp, đó là thời điểm [[chủ nghĩa dân tộc]] của họ ra đời, với chiến thắng của nền văn minh Hy Lạp trước "rợ" Ba Tư xâm lược).<ref name="NGUYWilson555"/> Nhà vua cũng xây thêm [[cung điện]] tại tân đô Persepolis, và hoàn tất phần lớn công cuộc xây dựng tân đô do vua cha Darius Đại Đế khởi xướng.<ref name="appyehud"/> Các nhà sử học người Hy Lạp phá vỡ danh tiếng của ông - vị vua đã thực hiện một cuộc chinh phạt quy mô lớn vào Hy Lạp - sau chiến bại của ông vì trụy lạc, độc đoán; tuy nhiên, người phương Đông xem ông là một vị Hoàng đế đức độ, anh minh, thượng võ và nhìn xa trông rộng.<ref name="ancients90">Peter Roberts, ''Ancient history'', Sách 2, trang 90</ref>
Dòng 167:
{| class="wikitable" align="center"
|+ '''Các vua nhà Achaemenes'''
! Tên Ba Tư !! Tên Latinh hoá !! Trị vì !! Chú thích
|-
| Hakhamanish || [[Achaemenes]] || (690 TCN - 681 TCN) ||
Dòng 226:
* Stokvis A.M.H.J., Manuel d'Histoire, de Généalogie et de Chronologie de tous les Etats du Globe depuis les temps les plus reculés jusqu'à nos jours, Leiden, 1888-1893 (ré-édition en 1966 par B.M.Israel)
* Philippe Sellier, L'Orient barbare vu par un voyageur grec: Hérodote. Collection Temps - Continents. Edition Calmann - Lévy 1966.
* ''Lịch sử thế giới: Từ 570 triệu năm trước đến 1990 sau Công Nguyên. Trình bày bằng những hình ảnh cụ thể'', tài liệu nước ngoài do Bùi Đức Tịnh biên dịch, NXBNhà xuất bản Văn hóa, 1997.
 
== Liên kết ngoài ==
Dòng 235:
 
{{Commonscat|Achaemenids}}
 
 
[[Thể loại:Triều đại Ba Tư]]