Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyên Chiêu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: add category using AWB
clean up, replaced: → using AWB
Dòng 3:
Nguyên Chiêu là con trai của Lâm Thao vương [[Nguyên Bảo Huy]] (元寶暉), Lâm Thao vương là cháu nội của [[Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế|Hiếu Văn Đế]] và do đó là đường đệ của [[Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế|Hiếu Minh Đế]]. Năm 528, Hiếu Minh Đế bị mẫu thân là [[Hồ Thái hậu]] hạ độc giết chết khi vị Hoàng đế trẻ tuổi cố gắng hạn chế quyền lực của bà và muốn giết chết người tình của bà là [[Trịnh Nghiễm]] (鄭儼). Hiếu Minh Đế không có con trai, vì thế, Hồ Thái hậu ban đầu đã cố giả vờ thông báo rằng con gái của Hiếu Minh Đế với Phan Sung Hoa là con trai và đưa lên ngai vàng. Tuy nhiên, Hồ Thái hậu đã sớm nhận ra rằng bà không thể tiếp tục lừa dối như vậy, vì thế bà ta đã phế truất cháu gái nội và lựa chọn Nguyên Chiêu làm hoàng đế mới, lý do là vì Nguyên Chiêu còn quá nhỏ nên bà có thể kiểm soát và tiếp tục nhiếp chính. Tướng [[Nhĩ Chu Vinh]], người mà Hiếu Minh Đế đã cùng âm mưu chống lại Hồ Thái hậu, đã từ chối công nhận Nguyên Chiêu là hoàng đế, ông ta nhanh chóng đem quân tiến về kinh thành [[Lạc Dương]] và tuyên bố lập một con trai của [[Nguyên Hiệp]] (em trai Hiếu Văn Đế) là [[Bắc Ngụy Hiếu Trang Đế|Nguyên Tử Du]], làm hoàng đế. Chưa đầy hai tháng sau khi Nguyên Chiêu được tuyên bố là hoàng đế, Nhĩ Chu Vinh đã chiếm được Lạc Dương và cho quản thúc Hồ Thái hậu và Nguyên Chiêu. Hồ thái hậu gặp Nhĩ Chu Vinh, hết sức giải thích, biện hộ cho hành vi của mình song đã không thành công. Nhĩ Chu Vinh không thèm nghe, phất tay áo bỏ đi, ném Linh thái hậu và Nguyên Chiêu xuống [[Hoàng Hà]] cho chết đuối.
 
Các sử gia thời xưa đề cập đến Nguyên Chiêu một cách mơ hồ, và các hoàng đế Bắc Ngụy sau đó chưa bao giờ tuyên bố một cách dứt khoát về việc Nguyên Chiêu có phải là một hoàng đế hay không. Nguyên Chiêu không có [[thụy hiệu]] hay [[miếu hiệu]] hoàng đế, song địa vị hoàng đế của Nguyên Chiêu cũng không bị tuyên bố là vô hiệu. Chính sử về triều đại Bắc Ngụy,''[[Ngụy thư]]'', được viết dưới thời [[Bắc Tề]], không liệt Nguyên Chiêu vào trong các bản kỷ hoàng đế (và còn không có một lý lịch nào về ông cũng như phụ thân ông), và liệt các sự kiện trong thời gian trị vì ngắn ngủi của Nguyên Chiêu trong bản kỷ về Hiếu Minh Đế, song sử dụng thuật ngữ ''băng'' (崩) để mô tả về cái chết của Nguyên Chiêu,<ref>''Ngụy thư'', [[:zh:s:魏書/卷9|quyển 9]].</ref> một thuật ngữ dành riêng để nói về cái chết của hoàng đế và hoàng hậu.
 
== Tham khảo ==