Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phù Kiện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của AnhHungXaDieu (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của AlphamaBot
→‎Khi Hậu Triệu sụp đổ: clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 41:
 
== Khi Hậu Triệu sụp đổ ==
Sau khi Thạch Hổ qua đời, người con trai út của ông ta là [[Thạch Thế]] lên kế vị, song quyền lực trên thực tế nằm trong tay [[Lưu Hoàng hậu (Thạch Hổ)|Lưu Thái hậu]] cùng đồng minh của bà ta là Trương Sài (張豺). Bất mãn với Lưu Thái hậu và Trường Sài nên Bồ Hồng cùng một số tướng khác đã thuyết phục một người con trai khác của Thạch Hổ là Bành Thành vương [[Thạch Tuân]] tiến về kinh thành [[Nghiệp (thành)|Nghiệp Thành]], lật đổ Thạch Thế. Thạch Tuân trở thành hoàng đế, song do lo sợ việc Bồ Hồng chiếm giữ vùng [[Quan Trung]], đã tước chức thứ sử Ung Châu của Bồ Hồng. Bồ Hồng tức giận, ngay lập tức trở về chỗ đội quân của mình tại Phương Đầu và tìm kiếm trợ giúp từ [[nhà Tấn]]. Phù Kiện trong thời gian này đã ở bên cạnh phụ thân và hỗ trợ cho các tham vọng của ông ta.
 
Cũng trong năm đó, Thạch Tuân bị người cháu trai nuôi là [[Nhiễm Mẫn|Thạch Mẫn]] lật đổ, người này ủng hộ một người con trai khác của Thạch Hổ là Nghĩa Dương vương [[Thạch Giám]] làm hoàng đế mới. Khi rối loạn tiếp diễn, những người Đê và Khương đã từng bị Thạch Hổ bắt di chuyển đến phía đông Trung Quốc bắt đầu bất chấp luật pháp Hậu Triệu và tìm cách trở về quê hương ở phía tây. Họ ủng hộ Bồ Hồng làm lãnh đạo. Năm 350, sau khi Nhiễm Mẫn ra lệnh cho giết những người không phải tộc Hán, đặt biệt là người [[Yết]] và [[Hung Nô]] cũng như bắt đầu cho thấy ý đồ muốn tiếp quản đế quốc, Bồ Hồng là một trong các tướng chống lại Thạch Mẫn. Sau đó cùng năm, triều đình Tấn lập ông làm Quảng Xuyên quận công, và lập Phù Kiện làm Tương Quốc huyện công. Tuy nhiên, Bồ Hồng đã không giữ lại lâu tước hiệu do nhà Tấn ban cho, và ngay sau đó đã xưng làm [[Tam Tần]] vương và Đại [[Thiền vu]], và cải họ từ Bồ sang Phù theo một lời tiên tri. Ông dự định tây chinh để chiếm vùng Quan Trung; tuy nhiên khi đang lên kế hoạch, ông ta đã bị tướng Ma Thu (麻秋) của mình đầu độc; trên giường bệnh, Phù Hồng đã lệnh cho Phù Kiện chiếm Quan Trung. Phù Kiện khi ấy đang là thế tử, ông nắm giữ binh quyền và xử tử Ma Thu. Ông từ bỏ các tước hiệu mà cha ông đã tuyên bố, trở lại với tước hiệu được nhà Tấn ban cho.
 
Cuối năm, Phù Kiện đã sẵn sàng tiến hành một chiến dịch tây chinh, song không muốn để tướng Đỗ Hồng (杜洪), là người trấn giữ thành [[Trường An]] ở Quan Trung, biết về ý định, nên ông đã vờ như sẵn sàng an cư lâu dài ở Phương Đầu. Sau khi Đỗ đã yên lòng, Phù mở chiến dịch, phân binh làm hai, một do chính ông và em trai là [[Phù Hùng]] (苻雄) chỉ huy, và một do cháu trai ông là Phù Tinh (苻菁) và Ngư Tuân (魚遵). Cả hai đội quân đều tiến về phía tây một cách nhanh chóng, và đến mùa đông năm 350, Trường An đã thất thủ.