Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Quang Diệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 116:
Tháng 1 năm [[1984]], Mahathir áp đặt thuế RM100 trên tất cả phương tiện vận chuyển từ Malaysia sang Singapore. Khi Musa Hitam cố phản đối chính sách này của Mahathir, thuế suất được tăng gấp đôi với mục đích ngăn cản việc sử dụng cảng biền của Singapore, vì vậy một sự đổ vỡ trong bang giao giữa hai nước trở nên rõ ràng.
 
Tháng 6 năm [[1988]], Lý Quang Diệu và Mahathir tiến tới một thoả thuận chung tại [[KualarKuala Lumpur]] về việc xây dựng đập Linggui trên sông Johor. Năm [[1989]], Lý Quang Diệu tìm cách thăm dò lập trường của Mahathir khi muốn dời những trạm hải quan đường sắt từ Tanjong Pagar ở miền Nam Singapore đến [[Woodlands]] ở đoạn cuối Causeway, một phần do sự gia tăng nạn buôn lậu ma tuý vào Singapore. Điều này gây bất bình tại Malaysia, vì một vùng đất sẽ thuộc về Singapore khi đường sắt ngưng hoạt động. Mahathir giao cho [[Daim Zainuddin]], khi ấy là bộ trưởng tài chính Malaysia, giải quyết vấn đề này.
 
Sau nhiều tháng thương thảo, hai bên đạt được thỏa thuận cùng phát triển ba vùng đất ở [[Tanjong Pagar]], [[Kranji]] và Woodlands. Malaysia được 60% vùng đất, trong khi phần của Singapore là 40%. Thoả ước được ký kết ngày [[27 tháng 11]] năm [[1990]], một ngày trước khi Lý Quang Diệu nghỉ hưu.