Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân chủ Tây Ban Nha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Vua Tây Ban Nha''' ({{lang-es|Rey de España}}), hiến pháp gọi là '''Ngội vua''' (la Corona) và thường được gọi '''chế độ quân chủ Tây Ban Nha''' (Monarquía de España) hoặc '''chế độ quân chủ Hispanic''' (Monarquía Hispánica) là chức vụ đứng đầu Hoàng gia Tây Ban Nha. Chế độ quân chủ bao gồm Vua, hoàng gia, tổ chức thuộc hoàng gia hỗ trợ và tạo điều kiện cho vua thực hiện nhiệm vụ và quyền lực. Chế độ quân chủ hiện tại được đại diện bởi vua Felipe VI, hoàng hậu Letizia, con gái Leonor, công nương của Asturias, và Infanta Sofia.
 
Các cuộc thăm dò thường xuyên tiết lộ rằng chế độ quân chủ của Tây Ban Nha vẫn nhận được đa số ủng hộ từ người dân, có khoảng 75% người được tham dò ủng hộ chế độ quân chủ so với các cơ quan chính trị khác. Trong năm 2014 khi vua Filipe VI đăng cơ, có khoảng 72% người được thăm dò tin rằng chế độ quân chủ cần thiết cho sự ổn định chính trị Tây Ban Nha. Tuy nhiên sau các vụ bê bối hoàng gia năm 2008 dưới thời vua Juan Carlos dẫn tới sự truyền ngôi cho vua Filipe VI. Chỉ 37% người dân muốn Tây Ban Nha trở lại chế độ Cộng hòa.
Dòng 6:
 
Hiến pháp 1978 thiết lập chế độ quân chủ lập hiến như hình thức chính quyền Tây Ban Nha. Hiến pháp 1978 quy định Vua là người đứng đầu Nhà nước, là biểu tượng của sự thống nhất và vĩnh cửu của đất nước. Vua là nguyên thủ đồng thời Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Tây Ban Nha. Hiến pháp cũng hệ thống hóa việc sử dụng phong cách hoàng gia, danh nghĩa, đặc quyền, sự kế thừa, chi tiêu, và nhiếp chính trong trường hợp vua chưa đủ vị thành niên hoặc tư cách pháp lý. Theo Hiến pháp Vua phân xử và điều hòa chức năng chung của các tổ chức, được coi là đại diện cao nhất của Nhà nước Tây Ban Nha trong các quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia thuộc cộng đồng lịch sử của Tây Ban Nha. Vua Tây Ban Nha còn là chủ tịch của khối Ibero-America, một tổ chức liên chính phủ quy tụ 25 nước nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, với tổng dân số hơn 700 triệu người. Năm 2008 Juan Carlos tự coi là lãnh tụ Ibero-America.
 
Chế độ quân chủ Tây Ban Nha có nguồn gốc từ Vương quốc Visigothic thành lập tại Tây Ban Nha và Aquitainia trong thế kỷ thứ 5, và Kito hữu Vương quốc Asturias trong cuộc chiến Reconquista chống lại người Hồi giáo trong thế kỷ thứ 8. Và tới thế kỷ 15 là cuộc kết hôn giữa Isabella I của Castilla với Ferdinand II của Aragon thống nhất Tây Ban Nha. Đế quốc Tây Ban Nha trở thành quốc gia đầu tiên cử người chinh phục châu Mỹ và hình thành thực dân Tây Ban Nha.
==Ngôi vua, Hiến pháp và đặc quyền hoàng gia==
Ngôi vua Tây Ban Nha có nguồn gốc từ Visigothic trong thế kỷ thứ 5 và tiếp tục cho tới nay. Hiến pháp Tây Ban Nha quy định "Vua là người đứng đầu Nhà nước, là biểu tượng của sự thống
nhất và vĩnh cửu của đất nước. Vua phân xử và điều hòa chức năng chung của các tổ chức, được coi là đại diện cao nhất của Nhà nước Tây Ban Nha trong các quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia thuộc cộng đồng lịch sử của Tây Ban Nha, và thực hiện các chức năng được Hiến pháp và pháp luật minh định cho mình".
 
Theo Hiến pháp Tây Ban Nha bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý, quyền lực chủ quyền toả ra từ người dân, cho nên chính người dân trao quyền cho Vua cai trị:
 
Sau khi lên ngôi, vua phải thề trung thành thực hiện nhiệm vụ của mình theo Hiến pháp và tuân theo Hiến pháp và pháp luật của quốc gia. Ngoài ra, hiến pháp cho Đức vua thêm trách nhiệm đảm bảo rằng tuân theo hiến pháp. Sau cùng, Đức vua thề sẽ tôn trọng quyền của công dân Tây Ban Nha và cộng đồng tự trị. Hoàng thân của Asturias, khi đến tuổi trưởng thành, và quan nhiếp chính nhậm chức, cùng lời thề với của Đức vua và thêm lời thề lòng trung thành với vua.
 
Bổn phận của Nhà vua bao gồm:
* Phê chuẩn và công bố các đạo luật.
* Triệu tập, giải tán Nghị viện và kêu gọi bầu cử theo các điều khoản quy định trong Hiến pháp.
* Kêu gọi trưng cầu ý dân theo các trường hợp được quy định trong Hiến pháp.
* Đề xuất ứng cử viên Thủ tướng Chính phủ; chỉ định hoặc bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ trong các trường hợp có thể theo quy định trong Hiến pháp.
* Bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của Chính phủ theo đề xuất của Thủ tướng.
* Ban hành các sắc lệnh đã được Hội đồng Bộ trưởng thông qua trao các chức vụ dân sự và quân sự, các danh hiệu danh dự và các giải thưởng phù hợp với quy định của luật.
* Được thông báo về các công việc của Nhà nước và phù hợp với mục đích này, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng theo yêu cầucủa Thủ tướng vào bất cứ khi nào mà Nhà vua thấy phù hợp.
* Thực hiện quyền chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang.
* Thực hiện các quyền về chính sách khoan hồng theo quy định của luật nhưng không được quyền ân xá chung.
* Thực hiện việc Bảo trợ Cấp cao của Viện Hàn lâm Hoàng gia.
 
==Tham khảo==
{{tham khảo}}