Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Ấn Hà Lan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor Tool, General Fixes
n →‎Lịch sử kinh tế: chính tả, replaced: xuát → xuất
Dòng 83:
[[Tập tin:Nederlandsch indie 1893.jpg|nhỏ|Bản đồ Đông Ấn Hà Lan vào năm 1893]]
 
Việc khai thác thuộc địa tại một nơi giàu có như Đông Ấn đã góp phần vào tiến trình công nghiệp hóa của Hà Lan, nó cũng đặt nền móng cho ngành công nghiệp của Cộng hòa Indonesia sau này. Người Hà Lan đã đưa đến Đông Ấn các loài cây như cà phê, trà, ca cao, thuốc lá, cao su và một phần rộng lớn của Java đã trở thành các đồn điền do nông dân Java trồng trọt, qua trung gian là [[người Indonesia gốc Hoa|người Hoa]], sau đó được các thương nhân châu Âu xuátxuất khẩu ra thị thường hải ngoại.<ref name="LP_23-25"/> Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Ấn Hà Lan sản xuất ra hầu hết nguồn cung [[canh ki na]] và [[hồ tiêu]] của thế giới, hơn một phần ba nguồn cung cao su, một phần tư nguồn cung dừa, và một phần năm nguồn cung về trà, đường, cà phê và dầu. Lợi nhuận đến từ Đông Ấn Hà Lan đã kiến cho Hà Lan trở thành một trong các thế lực thực dân quan trọng nhất thế giới.<ref name="LP_23-25"/> Tuyến tàu thủy [[Koninklijke Paketvaart-Maatschappij]] đã giúp thống nhất nền kinh tế tại thuộc địa và đưa các tàu thuyền liên đảo đi qua Batavia, thay vì phải qua Singapore, do đó hoạt động kinh tế tập trung hơn tại Java.<ref>Vickers (2005), p. 20</ref>
 
Mặc dù số tiền thu vào gia tăng nhờ hệ thống thuế đất, tình hình tài chính của thực dân Hà Lan đã bị ảnh hưởng do phải chi phí lớn cho các cuộc chiến tranh [[Chiến tranh Java|Java]] và [[Chiến tranh Padri|Padri]], và việc người Hà Lan để mất [[Bỉ]] vào năm 1830 đã khiến họ đến bên bờ vực phá sản. Năm 1830, một [[Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan|Toàn quyền]] mới, [[Johannes van den Bosch]], đã được bổ nhiệm để khai thác tài nguyên của Đông Ấn bù đắp lại khó khăn tài chính. Người Hà Lan đã lần đầu tiên có được quyền thống trị về chính trị khắp đảo Java vào năm 1830,<ref>Ricklefs (1991), p 119</ref> và do đó họ đã có thể đưa vào các chính sách nông nghiệp mà trong đó việc trồng trọt là do chính quyền kiểm soát. Được gọi là ''cultuurstelsel'' (hệ thống trồng trọt) trong tiếng Hà Lan và ''tanam paksa'' (cây trồng cưỡng ép) trong tiếng Indonesia, các nông dân được yêu cầu phải giao lại (như một hình thức thuế) một lượng cố định các nông sản đã định sẵn, như mía đường hay cà phê.<ref name="Taylor 2003, p. 240">Taylor (2003), p. 240</ref> Phần lớn Java trở thành đồn điền của Hà Lan và doanh thu của chính quyền thực dân tăng liên tục trong thế kỷ 19, số tiền này được tái đầu tư vào Hà Lan để cứu đất nước này thoát khởi nguy cơ phá sản.<ref name="LP_23-25"/><ref name="Taylor 2003, p. 240"/> Từ năm 1830 đến 1870, người Hà Lan đã kiếm được 1 tỉ guilder từ thuộc địa Đông Ấn của họ, và trung bình 25 phần trăm ngân sách của chính phủ Hà Lan mỗi năm đến từ số lợi nhuận này.<ref>[http://www.thejakartaglobe.com/opinion/indonesias-infrastructure-problems-a-legacy-from-dutch-colonialism/437111 The Jakarta Globe]</ref> Tuy nhiên, hệ thống trồng trọt đã gây nên nhiều khó khăn kinh tế cho các nông dân Java, họ đã phải trải qua nạn đói và các dịch bệnh trong thập niên 1840.<ref name="LP_23-25"/>