Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính quyền liên bang Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, General Fixes
n đánh vần, replaced: qui định → quy định (9)
Dòng 2:
{{Chính trị Hoa Kỳ}}
 
'''Chính phủ Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ''' hoặc '''Chính phủ liên bang Hoa Kỳ''', được thiết lập bởi [[Hiến pháp Hoa Kỳ]], là một nước cộng hoà liên bang được cấu thành bởi các [[Tiểu bang Hoa Kỳ|tiểu bang]] khác nhau. Hệ thống Luật pháp Hoa Kỳ được thiết lập bởi các Đạo luật của Quốc hội (đặc biệt là Luật Hoa Kỳ và Luật Pháp chế Quân đội); những quiquy định hành chánh, và những tiền lệ tư pháp giải thích các bộ luật và các quiquy định. Chính phủ liên bang có ba nhánh: [[quyền hành pháp|hành pháp]], [[cơ quan lập pháp|lập pháp]] và [[tư pháp]]. Lập nền trên nguyên tắc [[tam quyền phân lập]], mỗi nhánh có thẩm quyền để hành xử các sự vụ trong lĩnh vực riêng, với một số thẩm quyền ảnh hưởng trên hai nhánh còn lại, và ngược lại, có một số thẩm quyền bị ảnh hưởng bởi một hoặc cả hai nhánh kia.
 
== Lập pháp ==
[[Tập tin:Seal of the United States Congress.svg|nhỏ|phải|200px|Huy hiệu Quốc hội Hoa Kỳ]]
 
[[Quốc hội Hoa Kỳ]] là nhánh lập pháp của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Theo chế độ lưỡng viện, Quốc hội gồm có [[Viện Dân biểu]] (Hạ viện), và [[Thượng viện]]. Viện Dân biểu có 435 thành viên, đại diện cho các hạt bầu cử với nhiệm kỳ hai năm, phân bổ theo tỷ lệ dân số; ngược lại, mỗi tiểu bang có hai đại biểu tại Thượng viện mà không tính đến dân số. Có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ (đại diện cho 50 tiểu bang), phục vụ trong nhiệm kỳ sáu năm (một phần ba Thượng viện được bầu lại mỗi hai năm). Mỗi viện đều có quyền lực riêng biệt - Thượng viện có nhiệm vụ "cố vấn và phê chuẩn" các bổ nhiệm của tổng thống, trong khi Hạ viện có trách nhiệm đệ trình các dự luật nâng cao thu nhập quốc gia. Tuy nhiên, cần có sự đồng thuận của cả hai viện để có thể thông qua các dự luật. Quyền lực của quốc hội được quiquy định trong những điều khoản của Hiến pháp; tất cả quyền còn lại dành cho các tiểu bang và nhân dân. Trong hiến pháp có "điều khoản cần thiết và thích đáng" cho phép quốc hội "làm tất cả luật cần thiết và thích đáng để bảo đảm sự vận hành của quyền lực hiện hành."
 
Thành viên Viện Dân biểu và Thượng viện được tuyển chọn theo thể thức một hạt bầu cử chọn một người là người có số phiếu cao nhất (''first-past-the-post voting''), ngoại trừ hai tiểu bang [[Louisiana]] và [[Washington (tiểu bang)|Washington]] theo thể thức bầu cử hai vòng (''runoffs'') – vòng đầu chọn hai người có số phiếu cao nhất để vào tiếp vòng sau.
 
Hiến pháp không có quiquy định nào về việc thiết lập các uỷ ban của quốc hội, nhưng theo đà tăng trưởng của đất nước, do nhu cầu thẩm định các dự luật mà các uỷ ban lần lượt ra đời. Quốc hội khoá 108 ([[2003]]-[[2005]]) có 19 uỷ ban thường trực ở Hạ viện và 17 uỷ ban ở Thượng viện, chưa kể bốn uỷ ban lưỡng viện có nhiệm vụ giám sát [[Thư viện Quốc hội Mỹ|Thư viện Quốc hội]], ấn loát, thuế và [[kinh tế]]. Mỗi viện còn có quyền bổ nhiệm, hoặc tuyển chọn các uỷ ban nghiên cứu các vấn đề đặc biệt. Vì khối lượng công việc gia tăng, các uỷ ban thường trực sản sinh thêm 150 tiểu ban trực thuộc.
 
Quốc hội có trách nhiệm giám sát và tác động đến các mặt điều hành của nhánh hành pháp. Qui trình giám sát của quốc hội nhắm vào các mục tiêu như ngăn chặn sự lãng phí, cách hành vi dối trá, bảo vệ các quyền tự do dân sự cũng như các quyền cá nhân, bảo đảm việc tuân thủ pháp luật của nhánh hành pháp, thu thập thông tin để làm luật và giáo dục quần chúng, cũng như thẩm định những thành quả của hành pháp. Quyền giám sát này được thực thi đối với các bộ của chính phủ, các cơ quan hành pháp, các uỷ ban pháp chế, và chức vụ tổng thống. Chức năng giám sát của Quốc hội được thể hiện trong nhiều hình thức:
Dòng 25:
 
=== Quyền lực của Quốc hội ===
[[Hiến pháp Hoa Kỳ|Hiến pháp]] quiquy định nhiều quyền khác nhau cho Quốc hội: quyền đánh thuế và thu thuế để trả nợ, cung ứng phương tiện quốc phòng và phúc lợi chung cho nước Mỹ; vay mượn tiền; lập ra các quiquy định thương mại với các nước khác và giữa các tiểu bang; thiết lập những quiquy định thống nhất về nhập tịch; phát hành tiền và quiquy định mệnh giá; trừng phạt các hình thức lừa đảo; thiết lập bưu điện và công lộ, cổ xuý sự tiến bộ khoa học, thiết lập các toà án trực thuộc Tối cao Pháp viện, định nghĩa và trừng phạt tội vi phạm bản quyền và các trọng tội, tuyên chiến, tổ chức và hỗ trợ quân đội, cung ứng và duy trì hải quân, làm luật lãnh thổ và lực lượng hải quân, cung ứng lực lượng dân quân, trang bị vũ khí và duy trì kỷ luật các lực lượng dân quân, thi hành hệ thống luật đặc biệt ở [[Washington, D.C.|Washington, D. C.]], và ban hành những luật lệ cần thiết để thực thi quyền lực của Quốc hội.
 
== Hành pháp ==
Dòng 62:
Quyền tài phán liên bang có hiệu lực trên các vụ án dưới thẩm quyền Hiến pháp, các đạo luật của Quốc hội, hiệp ước của quốc gia, những vụ án liên quan đến các đại sứ, bộ trưởng và lãnh sự của nước ngoài tại Hoa Kỳ; những tranh tụng trong đó Chính phủ Hoa Kỳ là một bên; những tranh tụng giữa các tiểu bang (hoặc công dân tiểu bang) và nước ngoài (hoặc công dân nước ngoài); và những vụ án phá sản. Tu chính án thứ mười một dời bỏ khỏi quyền tài phán liên bang những vụ án, trong đó công dân của một tiểu bang là nguyên đơn và chính quyền của một tiểu bang khác là bị đơn. Cũng không thuộc quyền tài phán liên bang là những vụ án trong đó chính quyền một tiểu bang là nguyên đơn và công dân một tiểu bang khác là bị cáo.
 
Hiến pháp bảo đảm tính độc lập của nhánh tư pháp bằng cách quiquy định các thẩm phán liên bang được duy trì chức vụ "miễn là đạo đức tốt". Điều này có nghĩa là các thẩm phán phục vụ cho đến khi qua đời, về hưu hoặc từ nhiệm. [[Thẩm phán]] phạm tội khi đương chức sẽ bị luận tội theo thể thức áp dụng cho tổng thống hoặc các viên chức Chính phủ liên bang. Thẩm phán liên bang được bổ nhiệm bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện. Một điều khoản khác của Hiến pháp ngăn cấm Quốc hội cắt giảm lương thẩm phán - Quốc hội có thể làm luật để ấn định mức lương thấp hơn cho các thẩm phán tương lai nhưng không thể cắt giảm lương các thẩm phán đương nhiệm.
 
== Bầu cử ==