Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây Vực”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Ghi chú: Add Category
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
[[Tập tin:Zhang Qian.jpg|nhỏ|220px|[[Trương Khiên]] đi Tây Vực (tranh trên tường tại [[Đôn Hoàng]]).]]
'''Tây Vực''' ([[chữ Hán]]: 西域, [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: ''Xi-yu'' hoặc ''Hsi-yu'') là cách [[người Hoa|người Trung Quốc]] ngày xưa gọi các nước nằm ở [[hướng Tây|phía Tây]] của [[Trung Quốc]]. Nó được ghi chép trong các biên niên sử Trung Hoa từ khoảng thế kỷ 3 TCN tới thế kỷ 7 và để nói tới khu vực ở phía tây [[Ngọc Môn quan]] và [[Dương quan]], phần lớn là để chỉ [[Trung Á]] hay là phần phía đông nhất của nó, nghĩa là khu vực [[lòng chảo Tarim|bồn địa Tarim]]. Đến thời nhà Đường thì người ta gọi nó là Thích Tây (碛西).
 
Không rõ người Trung Quốc bắt đầu dùng từ Tây Vực với nghĩa trên từ thời nào. Sách [[Sử ký Tư Mã Thiên|Sử ký]] của [[Tư Mã Thiên]] có đề cập đến các nước ở phía tây, nhưng không gọi họ là Tây Vực. Sách [[Hán thư]], phần ''Tây Vực truyện'' có lẽ là tài liệu đầu tiên dùng từ Tây Vực. Mặc dù phần ''Tây Vực truyện'' của Hán thư khi đề cập đến khu vực còn nhắc tới cả những nước mà ngày nay chính là [[Kyrgyzstan]], [[Ấn Độ]], [[Iran]], v.v... song theo miêu tả về địa lý của Tây Vực trong sách này, thì Tây Vực được bao bọc bởi những [[dãy núi]] lớn, giữa có [[sông]], khoảng cách Đông-Tây chừng hơn 6.000 dặm, khoảng cách Bắc-Nam khoảng hơn 1.000 dặm. Như vậy, Tây Vực theo Hán thư có thể chính là [[lòng chảo Tarim|bồn địa Tarim]] ở [[Tân Cương]]. Sau này, các chính sử Trung Quốc đều đề cập đến Tây Vực mà phạm vi địa lý không khác gì Hán thư đã miêu tả.