Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên minh Trung tâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n General Fixes
n →‎Chiến dịch Mùa Xuân 1918: chính tả, replaced: cỗ vũ → cổ vũ
Dòng 65:
Để giành được chiến thắng trên Mặt trận phía Tây, vào đầu năm [[1918]] Tư lệnh Bộ Binh Ludendorff tổ chức [[Tổng tấn công Mùa xuân 1918|Chiến dịch Mùa Xuân]], còn gọi là ''Cuộc Tổng tấn công Ludendorff''. Ông quyết tâm phải giáng một đòn quyết định trước khi quân Hoa Kỳ đổ bộ lên nước Pháp. Vào ngày [[21 tháng 3]], ông tiến hành cuộc ''Tổng tấn công Michael'', đánh thẳng vào quân khu của quân Pháp và quân Anh, và kéo ba Tập đoàn quân Đức đi đánh một Tập đoàn quân Anh trải quá dài và một phần của một Tập đoàn quân Anh khác. ''Lực lượng Bão tố'' của Đức tiến về phía trước. Đến ngày thứ ba của trận chiến, quân Đức đã tạo ra một lỗ hổng dài đến 50 dặm và tràn vào làng mạc. Ludendorff đã phá vỡ được thế bế tắc chiến hào kéo dài trong suốt thời gian qua, nhưng ông đã không cắt được liên lạc giữa các cường quốc Đồng Minh. Quân Đức đã chịu tổn thất nặng nề và các chiến sĩ đói khát đã phải ngừng cướp phá kho đạn của quân Anh. Sau cuộc tiến công dài đến 40 dặm, Ludendorff đạt được chiến thắng lừng lẫy mang tính [[chiến thuật]] nhưng bế tắc về mặt [[chiến lược]].<ref name="cowley274">Robert Cowley, Geoffrey Parker, ''The Reader's Companion to Military History'', trang 274</ref> Đây là chiến công hiển hách nhất của Quân đội Đức sau năm 1914.<ref name="chickering176"/>
Trước tình hình đó, vào ngày [[26 tháng 3]] năm 1918, phe Đồng Minh tuyệt vọng cử Tham mưu trưởng [[Ferdinand Foch]] làm Tổng tư lệnh duy nhất.<ref name="cowley274"/> Sau bế tắc trong cuộc Tổng tấn công Michael thì Ludendorff chuyển tầm nhìn sang phần phía Bắc của tuyến quân Anh. Một lần nữa, quân Đức đạt được chiến thắng vang dội về mặt chiến thuật. Lực lượng Bão tố xung kích, được cỗcổ vũ bởi sự đại bại của một vài đơn vị quân [[Bồ Đào Nha]], tuy nhiên họ vẫn không thể chọc thủng phòng tuyến địch trong khi quân Anh có lực lượng Dự Bị. Các binh sĩ Đức lại phải dừng chân trong khi đất đai chiếm được thì không mấy đáng kể. Nhưng đầu tháng năm, Tướng Ludendorff đã bù đắp được tổn thất của Đế chế Đức, trong khi quân Mỹ đã xuất hiện. Sau đó, Tướng Ludendorff lại tổ chức tấn công quân Pháp ở [[sông Aisne]] - đó là [[trận sông Aisne lần thứ ba]] hoặc là ''cuộc Tổng tấn công Blücher'', bắt đầu từ ngày [[27 tháng 3]] năm 1918. Tập đoàn quân thứ 7 của Đức mãnh liệt chọc thủng phòng tuyến của quân Pháp và chiếm lĩnh được các cây cầu bắc qua sông Aisne. Chỉ trong vòng 2 ngày, quân Đức thắng lợi chói lọi và chỉ còn có 50 dặm nữa thôi là sẽ thẳng tiến tới [[thủ đô]] [[Paris]] của Pháp. Ludendorff vẫn tiếp tục tiến công và chỉ còn có 40 dặm. Nhưng đến lúc này quân Đức lại gặp vấn đề tiếp tế và bị quân Hoa Kỳ chặn đứng. Nước Đức chịu tổn thất nặng nề mà khó thể thay thế. Họ chiếm lĩnh được một cái đầu nhô khó phòng ngự và tiếp tế. Tiếp theo đó, Ludendorff lại phát động cuộc ''Tổng tấn công Gneisenau'' vào ngày [[9 tháng 6]] năm 1918. Ngày đầu, quân Đức lại đạt kỳ tích vẻ vang về mặt chiến thuật, nhưng ngày hôm sau họ bị liên quân Pháp - Hoa Kỳ chặn đứng. Vào ngày [[11 tháng 6]] năm ấy, chiến dịch Gneisenau chấm dứt.<ref>Spencer Tucker, ''Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict'', các trang 442-443.</ref>
 
Ludendorff vẫn tiếp tục tổ chức cuộc ''Tổng tiến công Marne - Rheims'' ở ven [[sông Marne]], nhằm vào liên quân Pháp - Hoa Kỳ. Quân Đức tấn công vào ngày [[15 tháng 7]] năm 1918 và tiến được vào cứ điểm của quân Đồng Minh vào ngày [[17 tháng 7]], nhưng bị đánh lùi. Ngày hôm sau, liên quân Pháp - Hoa Kỳ phản công đại thắng quân Đức trong [[trận sông Marne lần thứ hai]]. Nhuệ khí Quân đội Đức bị suy kiệt nghiêm trọng, nhân lực thì mất dần mất mòn.<ref>William Kelleher Storey, ''The First World War: A Concise Global History'', các trang 146-147.</ref>