Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự biến Tây An”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n viết hoa, replaced: Trung quốc → Trung Quốc
Dòng 12:
Ngày 16 tháng 12, Chính phủ Quốc dân đảng ở [[Nam Kinh]] hạ lệnh thảo phạt Trương, Dương giải cứu Tưởng Ủy viên trưởng.
Sau khi nhận được điện của Trương, Dương báo tin về cuộc chính biến, Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốcQuốc đã cử [[Chu Ân Lai]] dẫn đầu một đoàn đại biểu đến Tây An để hòa giải và thuyết phục Trương, Dương phóng thích Tưởng, nếu Tưởng đồng ý chung sức chống Nhật.
 
Ngày 22 tháng 12, [[Tống Mỹ Linh]] bay tới Tây An, tiến hành các cuộc đàm phán với Trương, Dương. Ngày 24 tháng 12, Tưởng buộc phải chấp nhận: đình chiến nghị hòa, liên Cộng kháng Nhật, phóng thích chính trị phạm... Ngày 25 tháng 12, Tưởng Giới Thạch được trả tự do và đích thân Trương Học Lương đưa Tưởng bay về Nam Kinh. Sự biến Tây An kết thúc.
Dòng 18:
==Sau sự biến==
===Số phận Trương Học Lương===
Sau khi Trương Học Lương đến Nam Kinh, theo lệnh của Tưởng Giới Thạch, tòa án quân sự Quốc dân đảng đã xử phạt Trương Học Lương 10 năm tù.
 
Ngày 7 tháng 7 năm 1937, [[Sự kiện Lư Câu Kiều]] bùng nổ. Trương Học Lương viết thư cho Tưởng Giới Thạch, mong muốn góp sức bảo vệ đất nước. Nhưng họ Tưởng chỉ yêu cầu Trương Học Lương viết thư nói với quân đoàn Đông Bắc phục tùng sự lãnh đạo của Tưởng là được.
Dòng 33:
Sau khi về tới [[Nam Kinh]], Tưởng ra mật lệnh bắt tướng Dương Hổ Thành, còn đang ở Tây An.
 
Nghe tin báo, [[Dương Hổ Thành]] trốn ra nước ngoài và sống lưu vong tại [[Pháp]]. Khi xảy ra [[Sự kiện Lư Câu Kiều]], từ Pháp, Dương Hổ Thành gửi thư cho Tưởng Giới Thạch xin được trở về để tham gia kháng chiến chống Nhật, nhưng bị họ Tưởng cự tuyệt. Bất chấp nguy hiểm, tháng 11 năm 1937, Dương Hổ Thành trở về [[Trung Quốc]]. Vừa đặt chân tới [[Quảng Châu]], Dương Hổ Thành bị đặc vụ Tưởng Giới Thạch bắt giam. Tháng 1 năm 1946, tại Hội nghị Hiệp thương chính trị khai mạc tại [[Trùng Khánh]], [[Mao Trạch Đông]], Trưởng đoàn đại biểu [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] đã đề xuất với Tưởng Giới Thạch trả tự do cho hai tướng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành, nhưng bị Tưởng từ chối.
 
Tháng 9 năm 1949, trước khi chạy ra Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh cho Mao Nhân Phượng thủ tiêu Dương Hổ Thành, không để rơi vào tay Cộng sản. Nhận mật lệnh, Mao Nhân Phượng đã cho giết cả nhà Dương Hổ Thành (gồm con trai Dương Chí Trung và một cháu gái chín tuổi) và kể cả gia đình viên bí thư riêng Tống Kỳ Vân.