Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tùy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Doanh mãn chi quốc: chính tả, replaced: Dột → đột
n clean up, replaced: thũ → thủ, Văn Hóa → Văn hóa, Thai tông → Thái Tông using AWB
Dòng 103:
* Năm 617, [[Lưu Vũ Chu]] chiếm cứ Mã Ấp, tự xưng [[thái thú]]; [[Lương Sư Đô]] chiếm cứ Sóc Phương, tự xưng Lương Đế; [[Quách Tử Hòa]] chiếm cứ Du Lâm, tự xưng Vĩnh Lạc Vương; [[Lý Quỹ]] chiếm cứ Vũ Uy, tự xưng Hà Tây Đại Lương Vương; [[Tiết Cử]] chiếm cứ Thiên Thủy, tự xưng Tần Đế; Lưu Vũ Chu cùng Lương Sư Đô và Quách Tử Hòa đều dựa vào Đột Quyết.
 
Trước cục thế này, triều đình Tùy tan rã nhanh chóng. Năm 616, Tùy Dạng Đế mệnh Việt vương Đồng lưu thủ Đông Đô, bản thân suất chúng đến Giang Đô. Tùy Dạng Đế hạ lệnh xây dựng Đan Dương cung chuẩn bị thiên đô đến Đan Dương (nay là [[Nam Kinh]], Giang Tô). Các đại thần, vệ sĩ đi theo Tùy Dạng Đế đại đa số là người khu vực Quan Trung, không muốn sống lâu dài tại Giang Nam, cộng thêm Giang Đô hết lương, người người chạy trốn về Quan Trung. Ngày [[11 tháng 4]] năm 618, bọn [[Vũ Văn Hóa Cập]], [[Tư Mã Đức Kham]], [[Bùi Kiền Thông]] phát động binh biến, sát hại Tùy Dạng Đế, ủng hộ [[Dương Hạo]] làm hoàng đế.<ref>《中國文明史 隋唐五代史》第一章 多民族統一國家的重建與發展,10頁</ref> Vũ Văn Hóahóa Cập sau đó suất chúng tiến về phương bắc, rồi lại sát hại Dương Hạo, tự phong Hứa Đế, kiến quốc Hứa, sang năm 619 thì bị tướng Đường [[Lý Thần Thông]] và Hạ vương Đậu Kiến Đức liên hiệp tiêu diệt. Ngày [[12 tháng 6]] năm 618, tại Trường An, Lý Uyên bức bách Tùy Cung Đế [[thiện nhượng|nhượng vị]], sang ngày 16 thì Lý Uyên chính thức xưng đế, kiến lập triều Đường, tức [[Đường Cao Tổ]]. Tại khu vực Trung Nguyên, sau khi biết tin Tùy Dạng Đế mất, ngày [[22 tháng 6]] năm 618, tướng trấn thủ Lạc Dương là [[Vương Thế Sung]] đưa Việt vương Đồng lên ngôi, tức Tùy Cung Đế (Hoàng Thái Chủ); ngày [[23 tháng 5]] năm [[619]], [[Vương Thế Sung]] phế Dương Đồng, triều Tùy mất; đến ngày 25 thì Vương Thế Sung tự lập làm hoàng đế, đặt quốc hiệu "Trịnh".<ref name="隋帝國的亂亡"/>
 
== Cương vực và hành chính ==
Dòng 262:
 
[[Tập tin:Buddha and bodhisattvas, Sui Dynasty.jpg|nhỏ|phải|280px|Tượng [[Bồ Tát]] bằng đồng thành mạ vàng thời Tùy, năm [[597]].]]
Dương thời, hệ phái chủ lưu của Phật giáo có [[Thiên Thai tông]], [[Tam luận tông]] và [[Tam giai giáo]]. Thiên ThaiThái tôngTông quan tâm phát huy hai điều "giáo", "quan" đến cực trí đồng thời viên dung nhất thể, nhận định pháp giới vô tương, vạn vật nhất thể; [[Chỉ quán]] là phương thức tu hành chủ yếu. Tam luận tông do nghiên cứu "Trung luận", "Thập nhị môn luận", "Bách luận" mà có tên như vậy; hệ phái này chủ trương vạn vật chư pháp của thế gian và xuất thế gian từ nhiều nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, là sản phẩm kết hợp từ nhiều nhân tố và điều kiện.<ref>《中國文明史 隋唐五代史》第十三章 發達的多元宗教,956頁</ref> Triều Tùy tổng cộng cho xây dựng hơn 5 nghìn chùa tháp, tạo hàng vạn tượng Phật, đồng thời phiên dịch hàng vạn kinh Phật, khiến kinh Phật được lưu truyền phân bố hơn rất nhiều lớn so với kinh Nho. Tùy Văn Đế hết sức sùng bái Phật giáo, cho xây đến 83 tháp xá lợi Phật tại các châu, trong đó Đại Hưng thiện tự là nổi tiếng nhất.<ref>《中國文明史•隋唐五代史》第十三章 發達的多元宗教,946頁</ref>
 
Đạo giáo vào thời Nam-Bắc triều phân thành hai hệ [[Thiên Sư đạo]] Nam-Bắc, đến thời Tùy thì có sự giao lưi với nhau. Mao Sơn tông trở thành hệ phái chủ lưu của Đạo giáo, phạm vi truyền đạo kéo dài từ phương nam lên phương bắc, [[Nguyên Thủy Thiên Tôn]] tại thời kỳ này được tôn làm thần linh tối cao. Tùy Văn Đế đối đãi rất tôn trọng với Đạo giáo, niên hiệu "Khai Hoàng" cũng được chọn từ kinh điển Đạo giáo. Triều đình Tùy thiết lập chế độ 'đạo cử', quy định sĩ nhân cần thông cả [[Đạo đức kinh]], sùng huyền học và huyền học bác sĩ, tuyên giảng đạo thư định kỳ, phái người chỉnh đốn đạo thư. Do Tùy Văn Đế sùng tín Phật giáo, vào thời Tùy Đạo giáo luôn không hưng thịnh được như Phật giáo.<ref name="隋唐之宗教">江增慶,《中國通史綱要》〈第四篇第一章 隋唐〉, 第十七節 隋唐之宗教,297頁。</ref><ref>《集古今佛道論衡•卷乙》:「乃至大漸,至於道觀羈縻而已。崇建功德佛門隆盛。」</ref>
Dòng 299:
Về kiến trúc học, những người nổi tiếng có Lý Xuân, Vũ Văn Khải, Hà Trù. Năm 610, Lý Xuân chỉ đạo xây dựng nên [[cầu An Tế|An Tế kiều]] bắc qua Hào Hà tại địa phận nay thuộc [[Triệu (huyện)|huyện Triệu]], tỉnh Hà Bắc,<ref>[http://www.ihols.com.cn/blog/UploadFiles/2006-10/1018265807.jpg 李春雕像]</ref> An Tế kiều là một cây cầu đá hình vòm cung, tàu bè vẫn có thể đi lại thuận tiện ở bên dưới, là một trong những công trình đạt thành tựu trọng đại trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc.<ref>李偉傳,《中華文化史》,第十一章〈隋朝〉,第406頁。</ref> Ngoài ra, An Tế kiều có bốn lỗ trống, giảm thiểu một phần năm trọng lượng thân cầu, tiết kiệm được hơn hai trăm mét khối nguyên liệu đá, đồng thời có thể giảm bớt áp lực từ nước lụt tác động vào thân cầu. Vũ Văn Khải từng tạo 'quan phong hành điện' cho Tùy Dạng Đế, bên dưới điện đặt ròng rọc tời, có thể tách rời ra khi hành động, cũng có thể hợp thành một đại điện chứa được vài trăm người. Hà Trù tạo ra "Lục hợp thành" cho Tùy Dạng Đế, khi công thành, trong một đêm có thể hợp thành một tòa thành lớn với chu vi 8 lý, cao 10 nhận, trên thành có thể xếp giáp sĩ, lập kỳ trượng. Ngoài ra, Hà Trù còn có thể dùng lục từ (sứ xanh) để chế ra ngọc pha lê, không khác biệt so với ngọc pha lệ thực.<ref>復旦大學(1982年):《中國古代經濟簡史》第四章〈封建社會北朝隋唐(前期)的經濟〉,第106頁</ref>
 
Y học triều Tùy tương đối phát triển, triều đình đặt ra "đại y thự" để quản lý. Y học lâm sàng xuất hiện xu thế phân khoa, 'đại y thự' phân thành hai bộ phận là y học và dược học, phân dạy học sinh; y học lại phân thành bốn khoa là y, châm, án ma (đấm bóp), chú cấm; trong đó y khoa lại phân thành 5 môn là thể liệu (nội khoa), thiếu tiểu (nhi khoa), sang thũngthủng (ngoại khoa), nhĩ mục khẩu xỉ (tai mắt mồm răng) và giác pháp ([[bạt quán]]).<ref name="隋朝醫學">《中國文明史·隋唐五代史》第八章 自然科學和醫學的豐碩成果,635頁</ref> Do y học Nam triều tiến bộ, y sư nam-bắc thời Tùy có qua lại, lưu thông y thư, có lợi cho tiến triển của y học. Triều Tùy cũng cho dịch ra tiếng Hán hơn 10 loại y thư của Thiên Trúc và Tây Vực, tri thức rất phong phú.<ref name="隋朝科技" /> Người có danh tiếng nhất trong nền y học triều Tùy là [[Sào Nguyên Phương]], ông soạn ra "Chư bệnh nguyên hậu luận".<ref>《[[古今醫統]]》:「巢元方,不知何郡人,大業中為太醫博士,奉詔撰《諸病源候論》五十卷,罔不該集。今行世為《巢氏病源》。」</ref> Đây là bộ sách đầu tiên của Trung Quốc tự thuật và phân tích chi tiết về phân loại bệnh tật và nguyên nhân của bệnh, bệnh lý, có vị trí quan trọng trong lịch sử thủ thuật ngoại khoa Trung Quốc. Tuy nhiên, tác phẩm cũng có không ít sai sót, như trong "Cửu trùng hậu" có nói "giun trong ruột người biến hóa đa đoan, sinh ra ghẻ lở, cho nên bị ghẻ lở thực ra là do có loài sâu bộ bên trong", song theo y học hiện đại thì giun sán và ghẻ lở hắc lào không có quan hệ. Tùy Dạng Đế vào những năm Đại Nghiệp hạ lệnh biên soạn "Tứ hải loại tụ phương", tổng cộng có 2.600 quyển, lý luận chuyên thuật, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau đối với "Chư bệnh nguyên hậu luận".<ref name="隋朝醫學"/>
 
==Các vua nhà Tùy==