Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox executive government | government_name = Chính phủ Quân vương bệ hạ<br><small>{{lang-en|Her Majesty's Government}}<br /><small>{{lang-cy|Llyw…”
 
GHA-WDAS (thảo luận | đóng góp)
n Bot: performed general fixes, WP:CHECKWIKI error fixes, also loaded scripts written by User:Alphama
Dòng 1:
{{Infobox executive government
| government_name = Chính phủ Quân vương bệ hạ<br><small>{{lang-en|Her Majesty's Government}}<br /><small>{{lang-cy|Llywodraeth Ei Mawrhydi}}
| image = [[FileTập tin:HM Government logo.png|255px]]
| caption=Logo của Chính phủ Quân vương bệ hạ
| date =
Dòng 15:
'''Chính phủ Quân vương bệ hạ''' ({{lang-en|Her Majesty's Government}}/HMG) thường được gọi là '''Chính phủ Anh''', là chính phủ trung ương của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
 
Lãnh đạo chính phủ là Thủ tướng, những thành viên còn lại là Bộ trưởng. Thủ tướng chính phủ và các bộ trưởng cấp cao khác thuộc về ủy ban ra quyết định tối cao, còn được gọi là Nội các. Bộ trưởng Chính phủ là đại biểu Nghị viện và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ phụ thuộc Quốc hội để làm văn bản luật do cơ quan lập pháp ban hành, và từ Đạo luật Kỳ hạn Quốc hội 2011, Tổng tuyển cử được tổ chức 5 năm một lần để bầu mới Viện Thứ dân, cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong Chính phủ trong Hạ nghị viện thành công, nếu vậy bầu cử có thể diễn ra sớm hơn. Sau cuộc bầu cử Quân vương lựa chọn Thủ tướng lãnh đạo Đảng đa số trong Hạ viện.
 
Trong Hiến pháp Anh, quyền hành pháp là của quân vương, mặc dù quyền lực hành pháp duy nhất được điều hành bởi hoặc theo lời tư vấn của Thủ tướng và Nội các. Các thành viên Nội các tư vấn quân vương như Hội đồng cơ mật, và sử dụng quyền lực trực tiếp như lãnh đạo Ban chính phủ.
Dòng 23:
Một nguyên tắc quan trọng trong Hiến pháp Anh là Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Điều này được gọi là Chính phủ chịu trách nhiệm.
 
Vương quốc Anh là quốc gia quân chủ lập hiến, trong đó quân vương trị vì (có nghĩa là vua hoặc nữ hoàng là người đứng đầu nhà nước trong thời gian không xác định) trên thực tế không thực hiện bất kỳ quyết định chính trị. Tất cả các quyết định chính trị được thực hiện bởi Chính phủ và Quốc hội. Nhà nước lập hiến hiện tại là kết quả sau các quá trình hạn chế và làm giảm quyền lực của quân vương, bắt đầu với Magna Carta năm 1215.
 
Quốc hội được chia làm 2 viện: Viện Thứ dân và Viện Quý tộc. Viện Thứ dân là Hạ viện và có quyền lực nhất. Viện Quý tộc là thượng viện, mặc dù có quyền bỏ phiếu để sửa luật nhưng Viện Thứ Dân có thể bỏ phiếu bác bỏ sự sửa đổi. Mặc dù Thượng viện có thể giới thiệu dự thảo, nhưng các định luật quan trọng nhất được đưa ra bởi Hạ nghị viện - và hầu hết được giới thiệu bởi chính phủ, lịch trình phần lớn thời gian của Quốc hội nằm trong Viện Thứ dân. Thời gian quan trọng của Quốc hội là thông qua dự thảo để trở thành đạo luật, vì họ phải trải qua một số phiên họp để thông qua trước khi trở thành đạo luật. Trước khi đệ trình một dự luật, chính phủ có thể thu thập ý kiến từ công chúng và các doanh nghiệp, và thường có thể đã giới thiệu và thảo luận chính sách trong lời hứa với Nữ hoàng, hoặc bản tuyên ngôn tranh cử hoặc nền tảng của Đảng.
 
Bộ trưởng Ngôi vua chịu trách nhiệm trước Viện họ đang ngồi; họ báo cáo với Viện và nhận chất vấn từ các thành viên viện đó. Đối với các Bộ trưởng cao cấp thường được Viện Thứ dân bầu nhiều hơn là Viện Quý tộc. Ví dụ các Bộ trưởng Nội các Huân tước Mandelson Quốc vụ khanh thứ nhất và Huân tước Adonis Bộ trưởng Bộ Giao thông ngồi trong Viện Quý tộc và chịu trách nhiệm trong viện đó trong chính phủ Gordon Brown.
 
Kể từ khi Edward VII trị vì, Thủ tướng luôn luôn là thành viên được bầu bởi Quốc hội, và do đó chịu trách nhiệm trước Hạ viện. Viện Quý tộc có hạn chế liên quan tới dự thảo tiền vì lý do này, có lẽ nó không thể được chấp nhận về mặt chính trị cho bản tường trình ngân sách được trao cho Quý tộc, với đại biểu Quốc hội không thể trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Tài chính. Bộ trưởng Tài chính cuối cùng của Viện Quý tộc là Huân tước Denman (người tạm quyền trong 1 tháng năm 1834).